Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm "Tìm hiểu 90 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam”

Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm "Tìm hiểu 90 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam”

Thi tìm hiểu 90 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam

Nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, nhất là thế hệ trẻ về lịch sử vẻ vang 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh. Ban Tuyên giáo Trung ương đã phát động cuộc thi trắc nghiệm "Tìm hiểu 90 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu 90 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam” phát động từ 10h thứ Hai ngày 26/8/2019 và kết thúc vào ngày 30/12/2019. Sau đây là bộ câu hỏi và đáp án cuộc thi. Mời các bạn cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.

Đáp án câu hỏi tuần 17

Câu 1: Đặc trưng đầu tiên của mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (bổ sung, phát triển năm 2011) là gì?

A. Do nhân dân làm chủ

B. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

C. Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

D. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân

Câu 2: “Tích cực, chủ động chuẩn bị lực lượng đủ mạnh và các kế hoạch, phương án tác chiến cụ thể, khoa học, sẵn sàng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Tổ quốc trong mọi tình huống. Nâng cao chất lượng công tác dự báo tình hình. Kiên quyết giữ vững ổn định chính trị, ổn định kinh tế - xã hội trong mọi tình huống. Xây dựng, củng cố đường biên giới trên bộ hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; nâng cao năng lực thực thi pháp luật của các lực lượng làm nhiệm vụ ở biên giới, biển, đảo”. Nội dung trên được Đảng ta chỉ rõ trong văn kiện nào?

A. Báo cáo chính trị tại Đại hội XII của Đảng

B. Báo cáo chính trị tại Đại hội XI của Đảng

C. Báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng

D. Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng

Câu 3:“…Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Bạn cho biết mục tiêu này được thể hiện trong Nghị quyết nào?

A. Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)

B. Nghị quyết số 31-NQ/TW, ngày 14/5/2014, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương (khoá XI)

C. Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)

D. Nghị quyết số 38-NQ/TW, ngày 12/1/2015, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)

Câu 4: Với tinh thần “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới”, ý thức trách nhiệm cao trước Đảng, Nhân dân và đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (1/2016) đã đề ra những mục tiêu chủ yếu nào sau đây?

A. Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh

B. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại

C. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

D. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa…; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới

Đáp án:A,B,C,D

Câu 5: Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/5/2012, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã đưa ra những giải pháp nào để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí?

A. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí

B. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội; hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ để phòng, chống tham nhũng, lãng phí

C. Tiếp tục hoàn thiện thể chế và tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí

D. Tăng cường vai trò giám sát của cơ quan dân cử và Nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí…

Đáp án: A,B,C,D

Câu 6: Bạn cho biết phương châm đối ngoại của Việt Nam được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nêu ra là gì?

A. Đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại

B. Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế

C. Là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế

D. Độc lập về chính trị nhân nhượng về kinh tế

Đáp án: A,B,C

Câu 7: Bạn cho biết thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng ta đã ban hành những chuyên đề nào sau đây?

A. Về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ

B. Về xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên

C. Về trung thực, trách nhiệm, dân chủ, nêu gương; phong cách quần chúng; gắn bó với Nhân dân, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp

D. Về xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Đáp án: A,B,D

Câu 8: “Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật. Kết hợp giữa "xây" và "chống"; "xây" là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; "chống" là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách…”. Bạn cho biết, quan điểm trên được đưa ra tại Nghị quyết số bao nhiêu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII?

A. Nghị quyết số 03/NQ-TW ngày 14/10/2016

B. Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 30/10/2016

C. Nghị quyết số 05/NQ-TW ngày 01/11/2016

D. Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 31/12/2016

Câu 9: Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa xác định những mục tiêu cụ thể nào?

A. Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân

B. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp; đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu doanh nghiệp và đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp

C. Phấn đấu tăng tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP để đến năm 2020 đạt khoảng 50%, năm 2025 khoảng 55%, đến năm 2030 khoảng 60 - 65%

D. Bình quân giai đoạn 2016 - 2025, năng suất lao động tăng khoảng 4 - 5%/năm

Đáp án: A,B,C,D

Câu 10: Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã nhận diện những biểu hiện suy thoái nào của cán bộ, đảng viên?

A. Biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị

B. Biển hiện về suy thoái đạo đức, lối sống

C. Biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ

D. A, B, C

Đáp án câu hỏi tuần 16

Câu 1. Bạn cho biết những thành tựu của cách mạng Việt Nam thế kỷ XX được tổng kết tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng là gì?

A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

B. Thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc

C. Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội

D. Thắng lợi của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

Đáp án: A,B,C

Câu 2. Nói về bản lĩnh, phẩm chất của người cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Trong lúc khó khăn của dân tộc, khí tiết của người cán bộ là không sợ gì hết, không sợ kẻ địch, không sợ khó khăn gian khổ. Cái gì khó khăn, cực khổ, cán bộ phải xung phong làm trước". Câu nói trên được Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại đâu, thời gian nào?

A. Bài nói tại Lớp chỉnh huấn cán bộ trí thức, ngày 07/8/1953

B. Bài nói chuyện tại Trường chính trị trung cấp quân đội, ngày 25/10/1951

C. Bài nói tại Hội nghị cung cấp toàn quân lần thứ nhất, ngày 25/6/1952

D. Bài nói chuyện tại lớp chỉnh huấn các cơ quan Khu I, ngày 25/8/1953

Câu 3. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được coi là sự kiện chính trị có tầm quan trọng đặc biệt và có ảnh hưởng sâu sắc được toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta hưởng ứng thực hiện. Bạn cho biết đây là tên gọi của Chỉ thị số bao nhiêu do Bộ Chính trị (khóa X) ban hành?

A. Chỉ thị số 62-CT/TW, ngày 12/02/2001

B. Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 27/3/2003

C. Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 07/11/2006

D. Chỉ thị số 07-CT/TW, ngày 14/12/2006

Câu 4. Từ thực tiễn 20 năm đổi mới của đất nước (1986-2006), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã nêu lên một số bài học lớn nào sau đây?

A. Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp

B. Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới

C. Phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới

D. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân

Đáp án: A,B,C,D

Câu 5. Sau 10 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kinh tế Việt Nam tăng trưởng rõ rệt: Quy mô xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng gấp 3 lần, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng gần 5 lần, tốc độ tăng trưởng thương mại nội địa trung bình giai đoạn 2007-2016 đạt 8,5%... Bạn cho biết, Việt Nam chính thức trở thành thành viên đầy đủ của WTO vào thời gian nào?

A. 10/01/1995

B. 11/01/2007

C. 07/11/2007

D. 26/10/2006

Câu 6. Đảng viên được làm kinh tế tư nhân là kết quả đổi mới tư duy của Đảng ta đối với các thành phần kinh tế. Thực tiễn đã chứng minh đó là một chủ trương phù hợp với thực tế của đất nước và thế giới. Bạn cho biết văn kiện nào của Đảng quy định về vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân?

A. Quy định số 114-QĐ/TW, ngày 20/8/2004

B. Quy định số 94-QĐ/TW, ngày 03/3/2004

C. Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01/11/2011

D. Quy định số 15-QĐ/TW, ngày 28/8/2006

Câu 7. Với thu nhập trung bình tính theo đầu người đạt 1.168 USD, Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kém phát triển và bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình vào năm nào?

A. Năm 2008

B. Năm 2009

C. Năm 2010

D. Năm 2011

Câu 8. Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra những mục tiêu chủ yếu nào sau đây?

A. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7 - 8%/năm

B. GDP bình quân đầu người khoảng 3.000 USD vào năm 2020

C. Tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP

D. Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 45%. Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%

Đáp án: A,B,C,D

Đáp án câu hỏi tuần 15

Câu 1: Mục tiêu tổng quát: “ra khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, phấn đấu vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển, cải thiện đời sống của nhân dân, củng cố quốc phòng và an ninh, tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh hơn vào đầu thế kỷ XXI. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đến năm 2000 tăng khoảng gấp đôi so với năm 1990”, được xác định trong văn kiện nào của Đảng ta?

A. Nghị quyết Đại hội lần thứ VI

B. Diễn văn khai mạc Đại hội lần thứ VII

C. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000

D. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Câu 2: Từ Đại hội toàn quốc lần thứ mấy của Đảng xác định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”?

A. Đại hội lần thứ VI

B. Đại hội lần thứ VII

C. Đại hội lần thứ VIII

D. Đại hội lần thứ IX

Câu 3: Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã nêu lên những thành tựu nổi bật nào của đất nước sau 10 năm Đổi mới?

A. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc…

B. Quan hệ đối ngoại phát triển mạnh mẽ; phá được thế bị bao vây, cô lập…

C. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn…

D. Nhiệm vụ chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành…

Đáp án: A,B,C,D

Câu 4: Đại hội nào của Đảng đề ra nhiệm vụ: “Đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”?

A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986)

B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (06/1991)

C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (07/1996)

D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (04/2001)

Câu 5: Đại hội Đảng lần thứ VIII đề ra những định hướng nào về Văn hóa?

A. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

B. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội

C. Bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước

D. Củng cố, tăng cường mạng lưới văn hóa cơ sở

Đáp án: cả A, B, C

Câu 6: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 1996 – 2000 đã đề ra mục tiêu chủ yếu nào sau đây?

A. Đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 9 - 10%

B. Đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 8 - 10%

C. Đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 7 - 10%

D. Đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 6 - 10%

Câu 7: Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) ra Nghị quyết 24C/18.65 về việc Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó ghi rõ “Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”. Bạn cho biết Nghị quyết trên được ban hành năm nào?

A. Năm 1985

B. Năm 1986

C. Năm 1987

D. Năm 1989

Câu 8: Cánh đồng hoang là một bộ phim nói về đề tài Chiến tranh Việt Nam đạt nhiều Giải thưởng: Bông sen vàng - Liên hoan phim Việt Nam (1980); Giải nam diễn viên - Liên hoan phim Việt Nam (1980); Giải quay phim - Liên hoan phim Việt Nam (1980); Giải đặc biệt - Liên Đoàn báo chí Điện ảnh Quốc tế (1980); Huy chương vàng - Liên hoan phim Quốc tế Moskva, 1981… Bạn hãy cho biết, ai là đạo diễn của bộ phim?

A. Lâm Tới

B. Thúy An

C. Nguyễn Hồng Sến

D. Hồng Bắc

Đáp án câu hỏi tuần 14

Câu 1: Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng đã nhấn mạnh: “Kiên quyết xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thiết lập và hình thành đồng bộ cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ”. Bạn hãy cho biết, nội dung trên được nêu trong nhiệm vụ nào sau đây?

A. Thực hiện nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa…

B. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế…

C. Giải quyết cho được những vấn đề cấp bách về phân phối, lưu thông…

D. Nâng cao hiệu lực chỉ đạo và điều hành…

Câu 2: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã xác định mục tiêu tổng quát: “… Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng đường. Mục tiêu của chặng đường đầu là: thông qua đổi mới toàn diện, xã hội đạt tới trạng thái ổn định vững chắc, tạo thế phát triển nhanh ở chặng sau”.

Bạn cho biết, nội dung trên được thông qua tại Đại hội lần thứ mấy của Đảng?

A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (từ 27 đến 31/3/1982)

B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (từ 5 đến 8/12/1986)

C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (từ 24 đến 27/6/1991)

D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (từ 28/6 đến 1/7/1996)

Câu 3: Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, vấn đề ruộng đất rất được quan tâm. Bạn hãy cho biết, sau khi thảo luận, có 97% số đại biểu tham dự Đại hội VII đã nhất trí ghi vào văn kiện Đảng nội dung nào sau đây?

A. Đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu đất đai trên toàn lãnh thổ

B. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu

C. Ruộng đất thuộc quyền sở hữu nhà nước, giao cho nông dân quyền sử dụng lâu dài

D. Ruộng đất thuộc quyền sở hữu toàn dân, giao cho nông dân quyền sử dụng lâu dài

Câu 4: Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (20-25/01/1994) đã xác định những nguy cơ nào mà chúng ta có thể gặp phải trước mắt?

A. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế

B. Nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa

C. Nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội

D. Âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch

Đáp án: A,B,C,D

Câu 5: Bạn cho biết, trong tác phẩm nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào”?

A. Sửa đổi lối làm việc

B. Cần kiệm liêm chính

C. Đạo đức cách mạng

D. Đời sống mới

Câu 6: Nghị quyết “Về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” do Bộ Chính trị khóa VI ban hành có những nội dung mang tính đột phá, tạo bước phát triển mới rất quan trọng cho nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ đổi mới.

Bạn hãy cho biết, đó là Nghị quyết số bao nhiêu, ban hành ngày, tháng, năm nào?

A. Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 20/6/1988

B. Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 5/4/1988

C. Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 2/5/1988

D. Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 15/7/1988

Câu 7: “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” năm 1991 được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ VII đã xác định: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội” như thế nào?

A. Do nhân dân lao động làm chủ

B. Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu

C. Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

D. Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động…

Đáp án: A, B, C, D

Câu 8:"Bao giờ cho đến tháng Mười" là một tác phẩm kinh điển của điện ảnh Việt Nam sau chiến tranh của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Cùng với việc được kênh truyền hình CNN bầu chọn là một trong mười tám phim châu Á hay nhất mọi thời đại, phim còn nhận được những giải thưởng quốc tế nào?

A. Giải thưởng đặc biệt tại Liên hoan phim Quốc tế Hawaii năm 1985

B. Bằng khen của Ủy ban Bảo vệ Hòa bình, tại Liên hoan phim quốc tế Moskva năm 1985

C. Giải đặc biệt tại Liên hoan phim Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 1989

Đáp án. A, B, C

Đáp án câu hỏi tuần 13

Câu 1. Bạn cho biết ý nghĩa của đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước?

A. Chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giải phóng dân tộc và thống nhất nước nhà, mở ra bước ngoặt vĩ đại thiết lập quyền làm chủ của nhân dân trên toàn bộ đất nước, đưa cả nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

B. Chứng minh trước toàn thế giới sự phá sản không thể tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân mới.

C. Đẩy lùi và làm suy yếu trận địa của chủ nghĩa đế quốc, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.

D. Mở rộng trận địa của chủ nghĩa xã hội, tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của ba dòng thác cách mạng của thời đại đem lại lòng tin và niềm phấn khởi của hàng triệu người dân trên thế giới đang đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Đáp án: A,B,C,D

Câu 2. Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của dân tộc ta đã để lại những bài học quý giá trong lịch sử giữ nước. Đó là những bài học nào?

A. Toàn dân đánh Mỹ, cả nước đánh Mỹ, đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng nhằm mục tiêu chủ yếu là giải phóng miền Nam.

B. Chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, tạo ra sức mạnh tổng hợp của chiến tranh.Lựa chọn phương thức chiến tranh thích hợp.

C. Ba tầng mặt trận thống nhất chống Mỹ: ở trong nước, giữa ba nước Đông Dương và trên thế giới.

D. Không ngừng nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh.

Đáp án: A,B,C,D

Câu 3. Nghị quyết nào của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam sau khi thống nhất đất nước: “Hoàn thành thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Miền Bắc phải tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, miền Nam phải đồng thời tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội”?

A. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 29/9/1975.

B. Nghị quyết của Bộ Chính trị về những công tác trước mắt ở miền Nam, 15/7/1976.

C. Nghị quyết của Ban Bí thư về việc thành lập Ban Cải tạo công thương nghiệp tư doanh Trung ương, 27/8/1976.

D. Nghị quyết của Bộ Chính trị về thành lập Ban Chỉ đạo nông, lâm nghiệp, 7/10/1976.

Câu 4. Nói về tác dụng của đấu tranh tự phê bình và phê bình trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng so sánh:

“Dao có mài, mới sắc.

Vàng có thui, mới trong.

Nước có lọc, mới sạch.

Người có tự phê bình, mới tiến bộ.Đảng cũng thế”.

Câu nói đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong tác phẩm nào?

A. Phê bình

B. Tự phê bình

C. Di chúc

D. Dân vận

Câu 5. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất với tỷ lệ cử tri đi bầu trong cả nước đạt 98,77%, biểu thị ý chí của toàn dân ta xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội diễn ra thời gian nào?

A. 06/01/1946

B. 06/4/1975

C. 25/4/1976

D. 19/4/1987

Câu 6: Do yêu cầu đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm đời sống và nâng cao hiệu quả kinh tế, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IV đã ban hành Chỉ thị “Cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp”.Bạn hãy cho biết, đó là Chỉ thị số bao nhiêu, ban hành ngày, tháng, năm nào?

A. Chỉ thị số 99-CT/TW, ngày 13/01/1981

B. Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/01/1981

C. Chỉ thị số 101-CT/TW, ngày 13/01/1981

D. Chỉ thị số 102-CT/TW, ngày 13/01/1981

Câu 7.Nhằm mục tiêu đảm bảo nhu cầu lương thực, hàng thiết yếu của xã hội, tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, Đảng ta đã đề ra ba chương trình mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. 3 chương trình mục tiêu này được đề ra tại Đại hội khóa mấy của Đảng?

A. Đại hội IV

B. Đại hội V

C. Đại hội VI

D. Đại hội VII

Câu 8.“Hồ Chí Minh – chân dung một con người” là tựa đề bộ phim tài liệu nói về những chặng đường lịch sử trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Bạn cho biết, ai là đạo diễn bộ phim?

A. Bùi Đình Hạc và Lê Mạnh Thích

B. Bùi Đình Hạc và Hải Ninh

C. Hải Ninh và Trần Đắc

D. Nguyễn Hồng Sến và Đặng Nhật Minh

Đáp án câu hỏi tuần 12

Câu 1: Cách đây 70 năm, ngày 15/10/1949, với bút danh X.Y.Z, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có tác phẩm “Dân vận” đăng trên Báo Sự thật, số 120. Khi nói về bản chất của Nhà nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc tới những câu nào sau đây?

A. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân

B. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân

C. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra

D. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân

Đáp án: A, B, C, D

Câu 2: Khi bàn về tình hình và nhiệm vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Kết luận Hội nghị Bộ Chính trị đợt 2 khóa III nêu rõ: “Căn cứ vào sự đánh giá trong cả hai lần họp, chúng ta thấy chính xác hơn thời cơ lịch sử và khả năng thực tế để quyết chiến những trận cuối cùng đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn”. Bạn cho biết, Kết luận trên ban hành ngày, tháng, năm nào?

A. 07/01/1974

B. 01/7/1974

C. 07/01/1973

D. 07/01/1975

Câu 3: “Cách mạng nước ta đang phát triển với nhịp độ “một ngày bằng hai mươi năm”. Do vậy, Bộ Chính trị quyết định: Chúng ta phải nắm vững thời cơ chiến lược, quyết tâm thực hiện tổng tiến công và nổi dậy, kết thúc thắng lợi chiến tranh giải phóng trong thời gian ngắn nhất. Tốt hơn cả là bắt đầu và kết thúc tháng 4 năm nay, không để chậm. Phải hành động “thần tốc, táo bạo, bất ngờ”…

Nội dung quyết định trên được ghi trong văn bản nào, ban hành ngày, tháng, năm nào?

A. Chỉ thị của Ban Bí thư, ngày 15/01/1975

B. Điện của Bộ Chính trị, ngày 01/4/1975

C. Nghị quyết của Bộ Chính trị, ngày 8/02/1975

D. Điện của Bộ Chính trị, ngày 9/4/1975

Câu 4: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của quân và dân ta ở miền Nam diễn ra gần hai tháng với 3 chiến dịch lớn gồm: Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Hồ Chí Minh và chiến dịch nào sau đây?

A. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng

B. Chiến dịch đường 9 - Khe Sanh

C. Chiến dịch Điện Biên Phủ

D. Chiến dịch biên giới

Câu 5: Chiến dịch Tây Nguyên với trận then chốt mở màn tiến công Buôn Ma Thuột, nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, chiếm thị xã Buôn Ma Thuột, giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên. Bạn hãy cho biết, chiến dịch này diễn ra trong thời gian nào?

A. Từ 04/01 đến 03/4/1975

B. Từ 04/02 đến 03/4/1975

C. Từ 04/3 đến 24/3/1975

D. Từ 04/4 đến 13/4/1975

Câu 6: Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch cuối cùng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 diễn ra vào thời gian nào?

A. Từ ngày 26/01 đến 30/01/1975

B. Từ ngày 26/3 đến 30/3/1975

C. Từ ngày 26/4 đến 30/4/1975

D. Từ ngày 26/5 đến 30/5/1975

Câu 7: Những nhận định nào dưới đây về chiến thắng vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước được ghi trong Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng năm 1976?

A. Kết thúc vẻ vang quá trình 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc bắt đầu từ Cách mạng Tháng Tám

B. Chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta

C. Làm cho Tổ quốc ta vĩnh viễn độc lập, thống nhất và đưa cả nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội.

D. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi của sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta

Đáp án: A, B, C, D

Câu 8: Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, non sông thu về một mối là niềm vui hân hoan của toàn thể dân tộc Việt Nam và cũng là niềm cảm hứng sáng tác cho nhiều nhạc sỹ. Những ca từ sau đây nằm trong bài hát nào, do nhạc sỹ nào sáng tác?

“Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
Lời Bác nay đã thành chiến thắng huy hoàng.
Ba mươi năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông,
Ba mươi năm dân chủ cộng hòa kháng chiến đã thành công”

A. Đất nước trọn niềm vui - Nhạc sỹ Hoàng Hà

B. Tiến về Sài Gòn - Nhạc sỹ Lưu Hữu Phước

C. Cô gái Sài Gòn đi tải đạn - Nhạc sỹ Lưu Nhất Vũ

D. Như có Bác trong ngày vui đại thắng- Nhạc sỹ Phạm Tuyên

Đáp án câu hỏi tuần 11

Câu 1: Tháng 5/1971, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã quyết định mở Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 và đã giành thắng lợi to lớn, làm chuyển biến căn bản cục diện chiến tranh. Bạn cho biết ý nghĩa của cuộc tiến công chiến lược đó là gì?

A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã giành thắng lợi to lớn, làm chuyển biến căn bản cục diện chiến tranh.

B. Bộ đội chủ lực ta trở về miền Nam đứng vững trên những địa bàn quan trọng, bộ đội địa phương và dân quân du kích phát triển.

C. Thắng lợi của cuộc tiến công đã góp phần quyết định buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pari rút hết quân ra khỏi miền Nam nước ta.

D. Cả A,B,C

Câu 2: Trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972, cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị đã ghi dấu ấn vẻ vang trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Ban hãy cho biết, cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị diễn ra trong thời gian bao lâu?

A. 51 ngày đêm

B. 61 ngày đêm

C. 71 ngày đêm

D. 81 ngày đêm

Câu 3: “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 là trận thắng quyết định của ta buộc Mỹ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân và ký kết hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Bạn hãy cho biết trận “Điện Biên Phủ trên không” diễn ra trong thời gian bao lâu?

A. 10 ngày đêm.

B. 11 ngày đêm.

C. 12 ngày đêm.

D. 14 ngày đêm.

Câu 4: Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27/1/1973 tại Thủ đô Pari (Pháp) là sự kiện lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đi đến thắng lợi hoàn toàn. Bạn cho biết ý nghĩa của Hiệp định Pari là gì?

A. Buộc Mỹ phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; chấm dứt mọi sự dính líu quân sự, rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam.

B. Đây là tiền đề cơ bản cho việc giải phóng hoàn toàn miền Nam hơn hai năm sau.

C. Đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đấu tranh cách mạng của Nhân dân ta, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

D. Cả A,B,C

Câu 5: “Đại hội quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam, đặt lại chức vụ Tổng Bí thư thay chức Bí thư thứ nhất, quy định nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ương là 5 năm”. Bạn cho biết, Đại hội lần thứ mấy của Đảng đã thực hiện nhiệm vụ nêu trên?

A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (5-10/9/1960).

B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (14-20/12/1976).

C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (27-31/3/1982).

D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (5-8/12/1986).

Câu 6: Nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ ở miền Bắc nước ta (1960-1985) là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, trong đó mấu chốt là ưu tiên phát triển ngành kinh tế nào?

A. Công nghiệp nặng, dịch vụ.

B. Công nghiệp nhẹ, nông nghiệp.

C. Công nghiệp nặng.

D. Công - nông nghiệp, dịch vụ.

Câu 7 : “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong…”. Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào, của ai và ra đời vào thời gian nào?

A. Đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh, 12/1958.

B. Sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh, 10/1947.

C. Bàn về cách mạng Việt Nam, Trường Chinh, 3/1965.

D. Đường Kách mệnh, Hồ Chí Minh, 1/1927.

Câu 8: Bạn hãy cho biết những lời sau đây trong bài hát nào, do ai sáng tác và ra đời vào thời điểm nào?

“Ta đi trong muôn ánh sao vàng, rừng cờ tung bay!

Rộn ràng bao mê say những bước chân dồn về đây

Sài Gòn ơi!

Vững tin đã bao năm rồi một ngày vui giải phóng”.

A. "Đất nước trọn niềm vui", nhạc sĩ Hoàng Hà, ra đời vào đêm 26/4/1975

B. “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, nhạc sĩ Phạm Tuyên, ra đời đêm 28/4/1975

C. “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh", nhạc sĩ Xuân Hồng, ra đời đêm 25/4/1975.

D. “Tiến về Sài Gòn”, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, ra đời đêm 22/4/1975.

Đáp án câu hỏi tuần 10

Câu 1. “Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động để tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng kỹ thuật là then chốt - là nội dung cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta”. Bạn cho biết nhận định trên tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ mấy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III?

A. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III, 7/1961.

B. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III, 12/1964.

C. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III, 12/1967.

D. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III, 3/1971.

Câu 2. Bạn cho biết ý nghĩa thời đại của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968?

A. Ta giáng một đòn rất nặng vào chủ nghĩa thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ.

B. Hạ uy thế của tên sen đầm quốc tế, góp phần đẩy mạnh phong trào đấu tranh chống đế quốc Mỹ trên toàn thế giới.

C. Là thắng lợi của phe xã hội chủ nghĩa và của loài người tiến bộ. Địa vị và uy tín của nhân dân Việt Nam trên thế giới được nâng cao hơn bao giờ hết.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 3. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi". Câu nói đó của Người được nói trong sự kiện và thời gian nào?

A. Phát biểu tại Lễ khai mạc Kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa III, 20/5/1968.

B. Lời kêu gọi nhân ngày 20 tháng 7, 20/7/1968.

C. Thư khen quân và dân Vĩnh Linh, 10/8/1968.

D. Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, 3/11/1968.

Câu 4. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Suốt đời tôi hết lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ Nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận,…” . Tiếp theo đoạn văn trên là đoạn văn nào sau đây?

A. “Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế”.

B. “Chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.

C. “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.

D. “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn dân, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”.

Câu 5. "Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta". Câu nói trên trong văn kiện nào?

A. Lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ngày 3/9/1969.

B. Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đọc tại lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9/9/1969.

C. Diễn văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đọc tại lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

D. Chỉ thị số 172-CT/TW của Bộ Chính trị về việc tổ chức Lễ quốc tang Hồ Chủ tịch, ngày 4/9/1969.

Câu 6. Lần đầu tiên Đảng ta ra Chỉ thị mở đợt sinh hoạt chính trị “Học tập và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” với mục đích tăng thêm lòng tự hào, phấn khởi, tin tưởng và quyết tâm vươn lên tiếp tục sự nghiệp cách mạng, thực hiện bằng được Di chúc của Người. Bạn cho biết, Chỉ thị này được ban hành năm nào?

A. Năm 1969.

B. Năm 2006.

C. Năm 2011

D. Năm 2016.

Câu 7. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, khi viết về Tư cách và đạo đức cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đảng không che giấu những … của mình, không sợ … Đảng phải nhận khuyết điểm của mình mà tự…, để tiến bộ, và để dạy bảo cán bộ và đảng viên”. Hãy chọn phương án đúng để điền vào ba chỗ trống (…)?

A. Khuyết điểm, phê bình, sửa chữa.

B. Hạn chế, chỉ trích, khắc phục.

C. Sai lầm, phê bình, thay đổi.

D. Sai lầm, chỉ trích, sửa chữa.

Câu 8. Bà Nguyễn Thị Út (Út Tịch) được Đảng và Nhà nước ta tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng Ba, Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, đã được lấy làm nguyên mẫu trong một bộ phim. Bạn cho biết, đó là bộ phim nào, do ai làm đạo diễn?

A. Mẹ vắng nhà, đạo diễn Nguyễn Khánh Dư.

B. Người con gái đất đỏ, đạo diễn Lê Dân.

C. Hòn đất, đạo diễn Hồng Sến.

D. Đừng đốt, đạo diễn Đặng Nhật Minh.

Đáp án câu hỏi tuần 9

Câu 1. Để tạo sức mạnh tổng lực chống lại chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ, Bác Hồ đã kêu gọi: “Mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt”. Câu nói trên được Bác nói tại sự kiện gì, thời gian nào?

A. Hội nghị cán bộ phụ nữ miền núi, 19/3/1964.

B. Hội nghị Chính trị đặc biệt, 27/3/1964.

C. Đại hội Liên hoan phụ nữ “Năm tốt”, 30/4/1964.

D. Trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn UPI, 9/8/1964.

Câu 2. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chiến tranh có thể kéo dài 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Câu nói trên được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói tại sự kiện nào, thời gian nào?

A. Tuyên ngôn độc lập, 2/9/1945.

B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, 19/12/1946.

C. Lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước, 17/7/1966.

D. Di chúc, 10/5/1969.

Câu 3. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ta đã lãnh đạo đánh bại các chiến lược chiến tranh mà Mỹ đã tiến hành ở miền Nam Việt Nam (1954-1975): 1. Chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh"; 2. Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"; 3. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ". Hãy sắp xếp các sự kiện sau cho đúng với trình tự thời gian?

A. 2, 1, 3.

B. 3, 2, 1.

C. 2, 3, 1.

D. 1, 2, 3.

Câu 4. Hội nghị nào của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III đã quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968?

A. Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III (1965).

B. Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III (1965).

C. Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III (1967).

D. Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III (1968).

Câu 5. Bạn cho biết, chiến thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã đạt được những kết quả chủ yếu nào?

A. Buộc Tổng thống Giônxơn phải tuyên bố chấm dứt hoàn toàn việc ném bom, bắn phá và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

B. Buộc Mỹ chấp nhận họp Hội nghị Pari để giải quyết chiến tranh Việt Nam và thừa nhận đại diện chính thức của Mặt trân dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Hội nghị.

C. Làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, tạo bước ngoặt quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta, khởi đầu quá trình đi xuống trong chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 6. Ngày 6/6/1969, tại Đại hội đại biểu quốc dân triệu tập tại khu rừng Tà Nốt - Tà Đạt (Tân Biên, Tây Ninh), Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập gồm 1 Chủ tịch, 3 Phó Chủ tịch và 7 Bộ trưởng. Bạn hãy cho biết, ai giữ chức Chủ tịch Chính phủ?

A. Phùng Văn Cung.

B. Huỳnh Tấn Phát.

C. Nguyễn Văn Kiết.

D. Nguyễn Đóa.

Câu 7. Bạn hãy cho biết, những câu thơ chúc Tết dưới đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết vào năm nào?

“Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào
Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào.
Bắc- Nam sum họp xuân nào vui hơn”.

A. Năm 1961.

B. Năm 1967.

C. Năm 1968.

D. Năm 1969.

Câu 8. Bộ phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” của điện ảnh Việt Nam đã giành được giải đặc biệt của Hội đồng Hòa bình thế giới tại Liên hoan phim quốc tế Mátxcơva năm 1973. Bạn cho biết ai là đạo diễn bộ phim trên?

A. Đạo diễn Trần Đắc.

B. Đạo diễn Nguyễn Hồng Sến.

C. Đạo diễn Hải Ninh.

D. Đạo diễn Đặng Nhật Minh.

...............

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Liên kết tải về

pdf Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm "Tìm hiểu 90 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam”
doc Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm "Tìm hiểu 90 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam” 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK