Quy định chế độ văn phòng phẩm của giáo viên một năm được cấp như thế nào? Giá tri bằng tiền mặt là bao nhiêu đối với một giáo viên? Văn bản nào hướng dẫn việc cấp phát văn phòng phẩm - là câu hỏi của rất nhiều giáo viên quan tâm.
Trong bài viết dưới đây Download.vn xin giới thiệu đến các bạn Chế độ mới nhất về văn phòng phẩm của giáo viên để các bạn cùng tham khảo. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm Chế độ phụ cấp cho giáo viên công tác Đoàn. Hy vọng bài viết dưới đây thật sự hữu ích đến với bạn đọc.
Chế độ mới nhất về văn phòng phẩm của giáo viên
Hỏi: Cho tôi hỏi về chế độ văn phòng phẩm của giáo viên một năm được cấp như thế nào? Giá tri bằng tiền mặt là bao nhiêu đối với một giáo viên? Văn bản nào hướng dẫn việc cấp phát văn phòng phẩm cho giáo viên?
Trả lời: Theo câu hỏi của thầy/cô, thì thầy/cô đang hỏi về định mức khoán.
Hiện chưa thấy văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về định mức văn phòng phẩm. Theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thì đây là khoản chi thường xuyên.
“Điều 9. Giá, phí dịch vụ sự nghiệp công
1. Giá dịch vụ sự nghiệp công
a) Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước
- Đơn vị sự nghiệp công được xác định giá dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, được quyết định các khoản thu, mức thu bảo đảm bù đắp chi phí hợp lý, có tích lũy theo quy định của pháp luật đối với từng lĩnh vực;
- Riêng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và dịch vụ giáo dục, đào tạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo dục, đào tạo của Nhà nước thực hiện theo quy định pháp luật về giá.
b) Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước
- Giá dịch vụ sự nghiệp công được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành và lộ trình tính đủ chi phí theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trong đó chi phí tiền lương trong giá dịch vụ sự nghiệp công tính theo mức lương cơ sở, hệ số tiền lương ngạch, bậc, chức vụ đối với đơn vị sự nghiệp công và định mức lao động do các Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền;
- Phương pháp định giá và cơ quan có thẩm quyền định giá dịch vụ sự nghiệp công thực hiện theo quy định pháp luật về giá;
- Trong phạm vi khung giá dịch vụ sự nghiệp công do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, đơn vị sự nghiệp công quyết định mức giá cụ thể cho từng loại dịch vụ; trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể giá dịch vụ sự nghiệp công, đơn vị thu theo mức giá quy định.
2. Phí dịch vụ sự nghiệp công
Dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục thu phí thực hiện theo quy định pháp luật về phí, lệ phí. Đơn vị sự nghiệp công được thu phí theo mức thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Điều 10. Lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước
3. Lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công
a) Đến năm 2016: Tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp (chưa tính chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định);
b) Đến năm 2018: Tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý (chưa tính chi phí khấu hao tài sản cố định);
c) Đến năm 2020: Tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định.
Chi thường xuyên: Đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn tài chính giao tự chủ quy định tại Điểm a, Điểm b (phần được để lại chi thường xuyên) và Điểm c Khoản 1 Điều này để chi thường xuyên. Một số nội dung chi được quy định như sau:
- Chi tiền lương: Đơn vị chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công. Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị (ngân sách nhà nước không cấp bổ sung).
- Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý
Đối với các nội dung chi đã có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Căn cứ vào khả năng tài chính, đơn vị được quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;
Đối với các nội dung chi chưa có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Căn cứ tình hình thực tế, đơn vị xây dựng mức chi cho phù hợp theo quy chế chi tiêu nội bộ và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.”
Như vậy, chưa văn bản pháp luật cụ thể nào quy định cụ thể về định mức văn phòng phẩm mà sẽ áp dụng theo quy chế chi tiêu nội bộ từng trường học.
- Căn cứ Thông tư 245/2009/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 52/2009/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước do Bộ Tài chính ban hành, mỗi đơn vị tự xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của mình cho khoản chi này, miễn sao phù hợp với quy định của hai văn bản đã nêu trên.
Thầy/cô trên cơ sở tình hình thực tế tại nhà trường và quy định của UBND huyện/tỉnh hàng năm để xây dựng quy chế, định mức cụ thể cho các chức danh/số tiết dạy.…