Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận về cuốn sách Tấm gương tự học của Bác Hồ là một trong những chủ đề rất hay viết về cuốn sách yêu thích.
Viết bài văn cảm nhận của em về cuốn sách Tấm gương tự học của Bác Hồ mang đến bài văn mẫu cực hay. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý ôn luyện củng cố trau dồi kiến thức để biết cách viết bài văn hay. Tấm gương tự học của Bác Hồ là cuốn sách hay giúp chúng ta cảm nhận được hình ảnh Bác Hồ và những lời dạy sâu sắc của Bác.
Cảm nhận Tấm gương tự học của Bác Hồ hay nhất
Trong cuộc sống của chúng ta, sách là kho tàng tri thức vô giá đối với nhân loại. Sách là món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người. Đọc sách giúp chúng ta tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm, mở mang thêm kiến thức. Việc đọc sách còn là nguồn cảm nhận sâu sắc về mối quan hệ, về tình cảm suy nghĩ….của con người trong xã hội văn minh như hiện nay. Vì biết được ý nghĩa của sách quan trọng như thế nên những hôm rảnh rỗi em thường đến thư viện để đọc sách. Trong thư viện có vô số loại sách mà em muốn đọc nhưng trong đó em ấn tượng nhất là quyển sách có tên” Tấm gương tự học của Bác Hồ”.
Quyển sách nói lên ý nghĩa chính của việc học và tự học mà mỗi người đều phải cố gắng và nỗ lực cao. Bác xem lời dạy của Lê-nin “Học - học nữa - học mãi” và lời dạy của Khổng Tử “Học không biết chán, dạy không biết mỏi” làm phương châm sống, phương châm hành động của mình và cổ vũ thế hệ trẻ làm theo. Những điều mà người đã tự thuật về việc học càng chứng minh rằng mỗi con người đều cần phải học để biết yêu đất nước, yêu hòa mình, dân chủ, căm ghét sự ích kỷ, áp bức và biết giúp ích nhân dân trong công cuộc xây dựng xã hội ngày thêm văn minh hiện đại . Với những tác phẩm đồ sộ và phong phú mà Người để lại cho chúng ta, ngoài giá trị lớn lao nhiều mặt, nó còn là một bằng chứng sống về tấm gương tự học của nhà văn hóa tài ba.
Bác Hồ - Vị lãnh tụ vĩ đại - Người cha già của dân tộc cũng như người thầy đã dạy cho con người Việt Nam biết ý nghĩa quan trọng của việc học. Người đã luôn kiên trì học tập suốt cả cuộc đời và vận dụng những kiến thức đó vào con đường cứu nước. Đối với Bác, việc học cũng như làm cách mạng, hai việc này các công việc đều quan trọng như nhau. Trong thời gian kháng chiến, vừa bận rộn với công việc cứu nước nhưng Bác vẫn dành thời gian để học. Mặc dù chưa qua một trường lớp nào, nhưng chúng ta không khỏi ngạc nhiên và khâm phục trước khối kiến thức phong phú và đa dạng của Bác trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bác không chỉ đơn thuần là để giải quyết các công việc hay nâng cao hiểu biết thông thường mà còn để phục vụ cách mạng với niềm khao khát hòa bình tột bậc, làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập và tự do. Khao khát đó đã theo chân Bác suốt con đường cách mạng và con đường học - tự học. Bác đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Bác kêu gọi mọi người thi đua học tập để đưa dân tộc ta thành một dân tộc” thông thái “. Đây cũng là con đường giúp nước ta thoát khỏi cảnh yếu hèn.
Gấp lại quyển sách , hình ảnh Bác Hồ và những lời dạy sâu sắc của Bác vẫn còn in đậm trong tâm trí em. Em sẽ ghi nhớ những lời dạy này và vận dụng nó trên con đường học tập của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ trên đất nước noi theo.