Bài tập cuối khóa Mô đun 9 môn Toán giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng hoàn thiện khóa tập huấn Mô đun 9. Với nội dung bài dạy Số 6 - Toán lớp 1, thời lượng 1 tiết. Cùng bài Diện tích hình tam giác - Toán lớp 5.
Qua đó, sẽ giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm để hoàn thiện bài tập cuối khóa Module 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh Tiểu học. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm Mô đun 9 Tiểu học các môn.
Bài tập cuối khóa Module 9 môn Toán Tiểu học
Bài tập cuối khóa Module 9 môn Toán 1
BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN BÀI DẠY: SỐ 6
MÔN HỌC: TOÁN - LỚP 1
THỜI LƯỢNG: 1 TIẾT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Học xong bài này, HS đạt được các yêu cầu sau:
- Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 6. Thông qua đó HS nhận biết được số lượng, hình thành biểu tượng về số 6.
- Đọc, viết được số 6.
- Lập được các nhóm đồ vật có số lượng là 6.
- Thực hiện tách, gộp 6.
2. Có cơ hội hình thành và phát triển:
- Năng lực: Sử dụng công cụ, phương tiện học toán; Giao tiếp toán học; Mô hình hóa toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ; trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU SỐ:
- Thiết bị: Máy vi tính, ti vi.
- Học liệu số: Bài PowerPoint, video hướng dẫn quy trình viết số 6, hình ảnh.
1. MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ ỨNG DỤNG CNTT, THIẾT BỊ, PHẦN MỀM VÀ HỌC LIỆU SỐ
Tên hoạt động: Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu: Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 6. Thông qua đó HS nhận biết được số lượng, hình thành biểu tượng về số 6.
- Đọc, viết được số 6.
- Thực hiện tách số 6 theo yêu cầu.
b. Nội dung:
- Học sinh quan sát hình ảnh giáo viên chia sẻ về nhóm một số đối tượng (6 số lượng) để có biểu tượng về số 6, nhận diện được số 6.
- Học sinh quan sát dãy số từ 1 đến 5 giáo viên chia sẻ để nhận biết vị trí, thứ tự của số 6 trong dãy số tự nhiên.
- Học sinh xem video quy trình viết số 6 giáo viên chia sẻ, thực hành viết số 6.
- Học sinh dựa vào hình ảnh gợi ý giáo viên chia sẻ, thực hiện việc tách số 6 theo yêu cầu.
c. Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh: Xác định đúng các nhóm đồ vật có số lượng đến 6.
- Học sinh đọc - viết đúng số 6.
- Học sinh tách đúng số 6 theo yêu cầu.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động học của học sinh/ sản phẩm mong đợi |
Cách tiến hành: * Hình thành số 6 - GV trình chiếu hình vẽ 6 con bướm và yêu cầu học sinh đếm: Có mấy con bướm? GV trình chiếu tiếp hình vẽ 6 chấm tròn: Có mấy chấm tròn? - GV giới thiệu bài: số 6 - Gv chiếu 2 nhóm đồ vật có số lượng 5 và 6 - Yêu cầu HS đếm và nêu nhóm đồ vật có số lượng là 6. * Đọc- viết số 6 - Gv chiếu số 6. - GV chiếu tiếp dãy số từ 1 đến 6. +Trong dãy số từ 1 đến 6 thì số 6 đứng sau số nào ? - Gv cho HS xem video hướng dẫn quy trình viết số 6. * Thực hiện tách số 6 - GV chiếu hình ảnh minh họa việc tách số 6. - GV nhận xét việc tách số của học sinh. | - HS quan sát, đếm và nêu: Có 6 con bướm. - HS quan sát, đếm và nêu: Có 6 chấm tròn. - HS nhắc lại. - HS đếm và nêu nhóm đồ vật có số lượng là 6 (hình 2: có 6 cái mũ). - HS nối tiếp đọc (cá nhân, nhóm, tổ): Số sáu. - HS đọc các số từ 1 đến 6. - Số 6 đứng sau số 5. - HS xem và tự viết số 6 vào bảng con. - HS quan sát, thực hiện tách số 6 theo hình ảnh. - Học sinh lắng nghe, quan sát, nhận xét bạn. |
Bài tập cuối khóa Module 9 môn Toán 5
BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN BÀI DẠY: DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
Môn học/Hoạt động giáo dục: Toán; Lớp: 5
Thời lượng thực hiện: (số tiết)
I. Yêu cầu cần đạt
Học xong bài này, học sinh đạt được các yêu cầu sau:
- Nêu được cách tính diện tích hình tam giác bằng cách lấy độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.
- Viết được công thức tính diện tích hình tam giác.
- Biết tính diện tích hình tam giác
Năng lực
- Góp phần hình thành và phát triển các năng lực toán học:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Suy luận được diện tích hình chữ nhật gấp 2 lần diện tích hình tam giác.
- Năng lực mô hình hóa toán học: Từ cách tính diện tích hình tam giác lập được công thức tính diện tích hình tam giác.
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Suy luận từ hai hình tam giác ghép thành hình chữ nhật và đưa ra cách tính diện tích hình tam giác và giải bài tập.
- Năng lực giao tiếp toán học: Thông qua đặt và trả lời câu hỏi với giáo viên
- Năng lực sử dụng phương tiện, công cụ học toán: sử dụng được thước êke, kéo để cắt ghép hai hình tam giác.
Phẩm chất
- Góp phần hình thành các phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực, cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu số
* Giáo viên:
+ Máy tính (có hỗ trợ Camera và micro), sách giáo khoa, KHBD Powerpoint
* Học sinh:
+ Sách giáo khoa, vở, chuẩn bị 2 hình tam giác giống nhau, kéo, thước.
III. Mô tả hoạt động học có ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị, phần mềm và học liệu số
Tên hoạt động: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu
- Nêu được cách tính diện tích hình tam giác bằng cách lấy độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.
- Viết được công thức tính diện tích hình tam giác.
b) Nội dung:
- Hướng dẫn học sinh cắt ghép hình tam giác (slide 2,3)
- Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác (slide 4,5,6)
c) Sản phẩm
- Bài trình chiếu Powerpoint.
d) Tổ chức thực hiện
Tên hoạt động | Hoạt động GV | Hoạt động HS |
Hoạt động hình thành kiến thức mới (15 phút) * Mục tiêu: - Nêu được cách tính diện tích hình tam giác bằng cách lấy độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2. - Viết được công thức tính diện tích hình tam giác. | *Slide 2: Hướng dẫn HS cắt ghép hình tam giác: - Yêu cầu HS lấy 1 trong 2 hình tam giác giống nhau. + Vẽ một đường cao lên tam giác đó. + Dùng kéo cắt hình tam giác thành hai phần theo đường cao của hình. *Slide 3: + Yêu cầu HS ghép hai mảnh hình 1, 2 vào hình tam giác còn lại(tùy HS muốn ghép như thế nào cũng được) + GV quan sát trên lớp xem HS ghép được hình gì(nếu dạy trực tuyến thì Y/c HS chụp hình mình ghép được gửi qua Zalo) *Slide 4: Giúp HS so sánh, đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép: Hỏi: + Hãy so sánh cạnh DC của hình chữ nhật ABCD và độ dài đáy DC của hình tam giác EDC? + So sánh chiều rộng AB của hình chữ nhật ABCD với chiều cao EH của hình tam giác EDC? + So sánh diện tích hình chữ nhật ABCD và diện tích hình tam giác EDC. Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác EDC: *Slide 5: - Gọi HS nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật ABCD. Nêu: Ta biết AD = EH thay EH cho AD thì diện tích hình chữ nhật ABCD: DC x EH - Diện tích hình tam giác EDC bằng nửa diện tích hình chữ nhật ABCD nên diện tích hình tam giác EDC là: (DC x EH) : 2 Hỏi: + DC là gì của hình tam giác ? + EH là gì của hình tam giác EDC? + Muốn tính diện tích hình tam giác EDC ta làm như thế nào? * Slide 6: - Gọi HS nêu quy tắc. - GV y/c HS viết công thức và gọi tên các kí hiệu. | - Chuẩn bị 2 hình tam giác giống nhau - HS vẽ đường cao lên tam giác - Dùng kéo cắt hình tam giác thành hai phần theo đường cao của hình. - HS ghép hai mảnh hình 1, 2 vào hình tam giác còn lại - HS cho GV biết hình mà mình ghép được. - Cạnh DC của hình chữ nhật ABCD bằng với độ dài đáy DC của hình tam giác EDC -Chiều rộng AB của hình chữ nhật ABCD bằng với chiều cao EH của hình tam giác EDC -Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần diện tích hình tam giác EDC. - Diện tích hình chữ nhật ABCD là: DC x AD = DC x EH - Diện tích hình tam giác EDC là: - DC là độ dài đáy của hình tam giác EDC - EH là đường cao của hình tam giác EDC - Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho - Nêu quy tắc - Trong đó: S là diện tích; a độ dài đáy; h là chiều cao của hình tam giác. |