Bài 3: Một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 80 m xuống mặt đất. Tính quãng đường vật rơi được trong 0,5 s cuối cùng với g = 10m/s2.
- Tóm Tắt -
$h = 80 (m)$
$t_2 = 0,5 (s)$
$g = 10 (m/s²)$
__ __ __ __ __ __ __
- Giải -
Chọn chiều $(+)$ cùng chiều chuyển động : (Rơi xuống)
Thời gian vật rơi từ độ cao $80 (m)$ xuống mặt đất:
$t = \sqrt{ \dfrac{2.h}{g}} = \sqrt{ \dfrac{2.80}{10}} = 4(s)$
Quãng đường vật rơi được trong $3,5 (s)$ đầu :
$h_1 = \dfrac{1}{2}.g .t_1² = \dfrac{1}{2}. 10 .3,5^2 = 61,25 (m)$
Quãng đường vật rơi được trong $0,5 (s)$ cuối :
$h_2 = h - h_1 = 80 - 61,25 = 18,75 (m)$
Đáp án `+` Giải thích các bước giải:
Chọn hệ quy chiếu với gốc tọa độ và gốc thời gian kể từ khi vật rơi, chiều dương hướng xuống dưới
Thời gian vật rơi là:
`t = sqrt{(2H)/g} = sqrt{(2.80)/10} = 4 (s) < t_c`
Quãng đường vật đi được trước khi đi 0,5 giây cuối là:
`s_0 = 1/2g (t-t_c)^2 = 1/2 .10.(4-0,5)^2 = 61,25 (m)`
Quãng đường vật rơi trong 0,5 giây cuối là:
`s_1 = H - s_0 = 80 - 61,25 = 18,75 (m)`.
Vật lý học là môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực. Vật lý học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ. Hãy khám phá và hiểu rõ những quy luật tự nhiên xung quanh chúng ta!
Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK