Giúp tớ với ạ giải bài này á
Những ngọn khói trẻ chăn trâu đốt rạ trên cánh đồng sau vụ gặt
Thở vào ta hương vị tháng mười
Sau mỗi gốc rạ khô tiếng gió ngân lên thổi qua những bẹ lá tướp
Ta nghe có người nấp sau ở đó gọi ta, và ta đi, ta đi…
Ta đi qua tháng mười, ta đi qua tiếng gọi buổi chiều của mẹ
Mây trời vun lên những đống rơm khô
Dấu chân ta xóa dấu chân chú bê vàng lạc mẹ và dấu chân chú bê vàng xóa dấu chân ta
Khi bóng đêm vụt ra đứng chặn trước mặt ta, ta vội quay lại tìm dấu chân mình
Òa khóc.
Ta tin có một mụ phù thủy đã biến ta thành một chú bê
Giờ chẳng còn tháng Mười xưa, chẳng còn ngọn khói xưa, chẳng còn…
Ta đợi mãi đợi mãi một mụ phù thủy
Từ tháng Mười một bay về để biến ta thành chú bê xưa.
------------------------------------------------------------
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
Câu 2:
- Biện pháp tu từ:
+ Điệp ngữ "ta đi", điệp từ "tháng mười"
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: "thở... hương vị tháng mười", "đi qua tháng mười", "đi qua tiếng gọi",...
Câu 3:
- Hình tượng "chú bê" trong bài thơ dường như cũng chính là hiện thân của chính tâm hồn tác giả. Khi còn ở trên cánh đồng làng đốt rạ sau mùa gặt để ngọn khói "thở" vào khắp không gian, nhà thơ là một "chú bê vàng lạc mẹ", chiều chiều nghe tiếng mẹ gọi về nhà, "chú bê" ấy bấy giờ còn quá non nớt, hồn nhiên và ngây thơ để bước ra cuộc đời đầy rộng lớn kia. Sau này, khi đã để dấu chân in khắp mọi nẻo đường, khi bóng tối cuộc đời đang bao trùm cứ chực chờ "nuốt chửng" tâm hồn, nhà thơ dường như sợ hãi sẽ đánh mất bản ngã của chính mình để rồi "vội quay lại tìm dấu chân" của "chú bê xưa". Ông khao khát lại được ôm ấp trong vòng tay yêu thương của mẹ, của chốn yên bình nơi thôn quê, để lại được làm chú bê bé bỏng của mẹ. Thế nhưng, thời gian không chảy hai dòng, những khát khao ấy cũng tựa như sự chờ mong mụ phù thủy tháng Mười một sẽ gọi dậy tháng Mười xưa- bởi ta đâu thể nhờ tương lai gánh chở hi vọng quay trở về quá khứ? Hình tượng "chú bê" được xây dựng như một cái giá của sự trưởng thành, nhưng đồng thời cũng là một lời nhắc nhớ ngọt ngào về kí ức tuổi thơ, và tình yêu gia đình, quê hương.
Câu 4:
- Thông điệp có ý nghĩa nhất với em qua văn bản trên là: "Hãy biết trân trọng những gì đang có". Bởi lẽ, trên đời này có hai điều mà chúng ta không thể thay đổi được: "Điều đã xảy ra trong quá khứ, và những gì sẽ xảy đến trong tương lai", điều duy nhất ta có thể làm là sống trọn vẹn hết ngày hôm nay. Dù chỉ là một bát cơm - hãy nhớ rằng đó là thành quả lao động của biết bao mồ hôi nước mắt của các bác nông dân, dù chỉ là một bữa ăn - hãy nhớ rằng mẹ của chúng ta đã đánh đổi bằng nhiều giờ làm việc lam lũ, dù chỉ là một ngày được tới trường - đừng bao giờ quên rằng hàng triệu lớp thế hệ đã ngã xuống vì hòa bình của dân tộc hôm nay. Đó là "hôm nay" mà chúng ta cần phải giữ gìn, trân quý, biết ơn, để ta có thể sống mà không day dứt, nuỗi tiếc bất kể điều gì, hãy sống như ngày cuối cùng được sống!
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK