ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản
Quay gót trở về một lần với quê hương
Thương lắm anh ơi vấn vương bao nỗi nhớ
Ký ức tuổi thơ theo năm chờ tháng đợi
Ôm ấp vui buồn theo từng hạt mưa rơi
Hãy lại một lần về chốn cũ anh ơi!
Nơi bến sông xưa còn bên bồi bên lở
Lời hẹn năm nào đời này anh còn nợ
Trăn trở đêm buồn trăn trở khúc nhạc xưa
Hãy lặng nhớ về mùa hoa bưởi đong đưa
Dáng mẹ liêu xiêu nắng đùa trên mái lá
Có kỷ niệm về mối tình cha thắm đỏ
Ru mãi ngọt ngào tuổi thơ đã rời xa
Anh hãy quay về mùa cây lúa trổ hoa
Cánh đồng vàng ươm tình thương còn chan chứa
Cúm núm gọi đàn tiếng kêu còn dang dở
Điệp khúc quê mình còn đợi mãi tình anh.
(Quê Hương Hoài Nhớ – Phú Sĩ, Thơ hay viết về quê hương “Tuyển tập thơ nhớ quê nhà và Tuổi thơ”Thihuu.com)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được dùng trong bài thơ trên.
Câu 2. Theo tác giả, chốn cũ trong bài thơ được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
Câu 3. Hãy xác định hai phép tu từ và hiệu quả của việc sử dụng phép tu từ trong đoạn thơ sau:
“Hãy lặng nhớ về mùa hoa bưởi đong đưa
Dáng mẹ liêu xiêu nắng đùa trên mái lá
Có kỷ niệm về mối tình cha thắm đỏ
Ru mãi ngọt ngào tuổi thơ đã rời xa”
Câu 4. Anh(chị) có suy nghĩ gì về câu thơ “Điệp khúc quê mình còn đợi mãi tình anh” của tác giả?
Câu $1.$
$-$ PTBĐ chính : Biểu cảm.
Câu $2.$
$-$ Theo tác giả, chốn vũ trong bài thơ được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh :
$+$ Bến sông xưa.
$+$ Khúc nhạc xưa.
$+$ Dáng mẹ.
$+$ Mối tình cha.
$+$ Mùa lúa trổ bông.
$+$ Cánh đồng.
$+$ Tiếng đàn kêu.
Câu $3.$
$-$ Biện pháp tu từ :
$+$ Nhân hóa : "nắng đùa trên mái lá", "hoa bưởi đong đưa", "kỉ niệm ru mãi"
$+$ Ẩn dụ : "Ru mãi ngọt ngào tuổi thơ đã rời xa"
$→$ Hiệu quả : Làm cho những hình ảnh bình dị mà quen thuộc của quê hương trở nên sống động và thiết mật hơn với con người. Qua đó nhấn mạnh nỗi nhớ về hình bóng người mẹ vì đàn con, tình cảm thắm thiết của người cha dành cho những đứa con yêu quý của mình gợi trong kí ức của thi nhân.
Câu $4.$
$-$ Câu thơ "Điệp khúc quê mình còn đợi mãi tình anh của tác giả" trong suy nghĩ của em :
$+$ Là nỗi nhớ quê hương luôn thường trực trong tâm trí mỗi con người xa quê.
$+$ Điệp khúc quê mình là biểu tượng cho quê hương, từ "đợi" cho thấy sự chờ đợi kiên nhẫn của quê hương đối với những người xa quê, dù có đi đâu thì quê hương vẫn luôn ở đó, đón chào con người trở về.
$+$ Câu thơ còn là nỗi nhớ quê, tình yêu quê hương thắm thiết với con người
$→$ Từ đó gửi gắm thông điệp sâu sắc : Luôn nhớ về quê hương, có tình yêu với quê, góp phần xây dựng quê hương.
`color[black][#ngqtrang2202]`
`1``.`
`-` PTBĐ chính được dùng trong bài thơ trên: Biểu cảm
`2``.`
`-` Theo tác giả, chốn cũ trong bài thơ được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh:
`+` "Nơi bến sông xưa còn bên bồi bên lở" ⇒ bến sông xưa
`+` " Trăn trở đêm buồn trăn trở khúc nhạc xưa" ⇒ khúc nhạc xưa
`+` "Hãy lặng nhớ về mùa hoa bưởi đong đưa" ⇒ mùa hoa bưởi
`+` "Dáng mẹ liêu xiêu nắng đùa trên mái nhà" ⇒ dáng mẹ
`+` "Có kỷ niệm ngọt ngào tuổi thơ đã rời xa" ⇒ mối tình cha
`+` "Anh hãy quay về mùa cây lúa trổ hoa" ⇒ múa lúa trổ hoa
`+` "Cánh đồng vàng ươm tình thương còn chan chứa" ⇒ cánh đồng
`+` "Cúm núm gọi đàn tiếng kêu còn dang dở" ⇒ tiếng đàn kêu
`3``.` `(` tuỳ chọn trong các bptt `)`
`@` Bptt:
`-` Nhân hoá: "nắng đùa trên mái lá", "mùa hoa bưởi đong đưa"
`-` Ẩn dụ: "Ru mãi ngọt ngào tuổi thơ đã rời xa"
`-` Liệt kê: "mùa hoa bưởi đong đưa", "dáng mẹ liêu xiêu", "kỷ niệm về mối tình cha"
`@` Tác dụng:
`-` Nhân hoá:
`+` Làm cho câu văn trở nên sinh động, gợi hình gợi cảm
`+` Gợi lên những kí ức tuổi thơ tươi đẹp và sự nhớ thương của tác giả
`-` Ẩn dụ
`+` Câu văn trở nên tăng sức gợi hình, gợi tả
`+` Thể hiện rõ sự nhớ thương, luyến tiếc về tuổi thơ ngọt ngào
`-` Liệt kê
`+` Làm cho cách diễn đạt hiệu quả, ngắn gọn, dễ hiểu hơn
`+` Cho người đọc thấy được những hình ảnh gần gũi, gắn bó với chốn cũ `-` quê hương của tác giả
`+` Từ đó cũng càng thể hiện rõ tình cảm của nhân vật trữ tình
`4``.`
"Điệp khúc quê mình còn đợi mãi tình anh."
`-` Em có suy nghĩ:
`+` Câu thơ trên nói về hoàn cảnh nhớ thương, luyến tiếc của những con người xa quê hương
`+` Dù không còn ở chốn đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn nhưng ta vẫn có thể thấy được tình cảm dành cho quê hương là vô vàn, trân trọng
→ Từ đó cũng gợi nhắc nhở mỗi con người, dù có đi xa, bất cứ đâu, nhưng vẫn phải luôn nhớ về quê hương `-` cội nguồn của mình.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK