Nghiên cứu cho thấy, người dân Bắc Mỹ cực kì quan tâm đến hạnh phúc cá nhân, và họ nghĩ về nó ít nhất mỗi ngày một lần. Việc liên tục đeo đuổi hạnh phúc như thế có thể dẫn đến kết quả xấu không như mong đợi.
Các nhà tâm lý học đã đặt ra thuật ngữ Mặt tối của Hạnh phúc, là khi một ý nghĩ hạnh phúc mơ hồ khiến con người lờ đi những khía cạnh ý nghĩa khác của cuộc sống.
Khi bạn nghĩ những thứ được xem là thành công (ví dụ trở nên giàu có hơn) sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn; bạn ngừng đánh giá cao những thứ bạn đang có. Luôn tìm kiếm những thứ xa vời để được hạnh phúc sẽ khiến bạn cảm thấy không hài lòng.
Điều nghịch lý của hạnh phúc là, khi bạn cố gắng làm mọi thứ chỉ để mong được hạnh phúc, bạn sẽ không bao giờ có được nó. Hạnh phúc chỉ đơn giản là thứ tương xứng với những gì bạn làm và đánh giá cao những gì bạn có. Khi bạn biến hạnh phúc thành một mục tiêu, bạn sẽ bắt đầu hoạch định và suy đoán về những gì sẽ làm cho bạn hạnh phúc. Suy nghĩ quá nhiều sẽ khiến cho chúng ta lo lắng và cảm thấy thất vọng.
Câu 1. Theo anh/chị, tại sao việc đánh giá cao những gì mình có lại mang đến cho con người hạnh phúc?
Câu 2. Anh/Chị có cho rằng luôn tìm kiếm những thứ xa vời để được hạnh phúc đồng nghĩa với việc luôn phấn đấu, ước mơ để có được hạnh phúc không? Vì sao?
Làm ngắn ngắn th ạ
Answer :
Câu 1 :
- Vì hạnh phúc chỉ đơn giản là thứ tương xứng với những gì bạn làm và đánh giá cao những gì bạn có. Đánh giá cao những điều mình đang có và đang sở hữu là cách tôn vinh vẻ đẹp và giá trị bản thân, cũng là cảm giác hạnh phúc khi được đánh giá cao về tiềm năng và vị thế của bản thân sẽ mang đến hạnh phúc đích thực cho con người tròn cuộc sống.
Câu 2 :
Tôi đồng ý với quan điểm : " luôn tìm kiếm những thứ xa vời để được hạnh phúc đồng nghĩa với việc luôn phấn đấu, ước mơ để có được hạnh phúc. Vì nếu con người ta luôn biết phấn đấu, nỗ lực hết mình, rèn luyện đúc kết những trải nghiệm thực tế, kinh nghiệm từ bài học trong cuộc sống, dốc sức vượt qua mọi thách thức, chiến thắng bao con người thành công, chiếm lấy và giành được mục tiêu lý tưởng của bản thân mình là cách chinh phục ước mơ và đem lại sự hạnh phúc đẹp đẽ nhất cho mỗi con người trong cuộc đời.
@HVN
`***``color[black][#Meo]`
`1``.`
`-` Theo em, việc đánh giá cao những gì mình có lại mang đến cho con người hạnh phúc, vì:
`+` Cuộc sống thật sự không công bằng đối với mọi người, mỗi người đều sở hữu một mức độ riêng, vì vậy, hãy luôn trân trọng những thứ mà hiện tại bản thân đang có, bởi có rất nhiều người vô cùng thiếu thốn, chúng ta cảm thấy chán nản điều gì đó mà ta có, nhưng có thể lại có người không có thứ đó và thực sự cần, mong muốn
`+` Hạnh phúc chỉ là những thứ đơn giản, nhỏ bé xung quanh ta, khi ta đánh giá cao những gì bản thân có, chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc vì đã được sở hữu nó, còn nếu chỉ xua đuổi, ghét bỏ chỉ càng làm phiền lòng, buồn bã
`2``.`
`-` Em không cho rằng luôn tìm kiếm những thứ xa vời để được hạnh phúc đồng nghĩa với việc luôn phấn đấu, ước mơ để có được hạnh phúc
`-` Vì: Khi chúng ta chỉ mải với tới những thứ xa vời, khó bắt lấy, điều đó sẽ khiến ta đánh mất ước mơ, những hạnh phúc, hạnh phúc đến từ những điều nhỏ nhoi, giản dị, không cần phải quá cao xa, khó khăn để đạt được, cũng như ta phấn đấu, vì ước mơ, chỉ cần là những điều đơn giản, mong muốn nhưng đủ làm bản thân ta hạnh phúc, vì vậy, tìm kiến những thứ xa vời để được hạnh phúc không đồng nghĩa với việc luôn phấn đấu, ước mơ để có được hạnh phúc
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK