Trang chủ Ngữ văn Lớp 12 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:          ...

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:           Cuộc sống luôn có nhiều áp lực nên không phải lúc nào ta cũng có đủ vững chãi để làm chủ hết bản thân, nhất

Câu hỏi :

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

          Cuộc sống luôn có nhiều áp lực nên không phải lúc nào ta cũng có đủ vững chãi để làm chủ hết bản thân, nhất là khi có những biến động bất ngờ. Trong những lúc tâm tư rối bời hoảng loạn hay chán chường lạc lõng, ta luôn ước ao có một người thân bên cạnh để được chia sẻ. Dù người ấy chẳng giúp ta giải quyết được vấn đề, thậm chí chẳng khuyên được một điều gì bổ ích, nhưng chỉ cần thái độ lắng nghe hết lòng cũng đủ khiến ta vơi đi rất nhiều phiền muộn rồi. Cho nên, được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người. Thế nhưng, điều nghịch lý là ai cũng muốn người khác lắng nghe mình, còn mình lại không chịu lắng nghe ai cả.

(….) Nếu ta thực sự muốn giúp người kia vơi đi những nỗi khổ niềm đau đang đè nặng trong lòng, thì việc trước tiên là ta phải biết lắng nghe họ. Cũng như vị thầy thuốc trước khi chẩn mạch kê toa thì phải luôn quan sát thần sắc của bệnh nhân. Sau đó, lắng nghe thật kĩ càng những báo cáo hay những lời than thở về bệnh trạng. Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ. Dù ta không phải nhà tâm lý trị liệu, nhưng với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn, chắc chắn ta sẽ giúp được người kia ít nhiều. Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, ta phải hỏi kỹ lại mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa?

(Theo Minh Niệm, Hiểu về trái tim, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.160-162)

Câu1. Đoạn văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. Theo tác giả, vì sao chúng ta luôn ao ước có một người thân bên cạnh để được chia sẻ?

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của một biện pháp tu từ trong câu văn sau: Nếu ta thực sự muốn giúp người kia vơi đi những nỗi khổ niềm đau đang đè nặng trong lòng, thì việc trước tiên là ta phải biết lắng nghe họ. Cũng như vị thầy thuốc trước khi chẩn mạch kê toa thì phải luôn quan sát thần sắc của bệnh nhân.

Câu 4. Anh/chị rút ra được những thông điệp gì sau khi đọc văn bản trên?

Lời giải 1 :

`***``color[black][#Meo]`

`1``.`

`-` Đoạn văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là: Nghị luận

`2``.`

`-` Theo tác giả, chúng ta luôn ao ước có một người thân bên cạnh để được chia sẻ vì: Trong cuộc sống, ai rồi cũng sẽ phải gặp những áp lực, và không thể chắc chắn rằng chúng ta có đủ vững chãi để làm chủ hết bản thân, trong những lúc mà tâm lí của ta đang cảm thấy mệt mỏi, lạc lõng như vậy, thực sự rất cần một người để được chia sẻ tâm tư có thể dù chẳng giúp ta giải quyết được vấn đề, chỉ cần cho bản thân ta thấy được người khác lắng nghe, như vậy đã làm vơi đi bao phiền muộn, u sầu.

`3``.`

`-` `Bpt``t`: So sánh "việc biết lắng nghe người khác" với "vị thầy thuốc trước khi chẩn mạch kê toa" bằng từ "như"

`-` Hiệu quả `(` tác dụng `)`

`+` Làm câu văn trở nên sinh động

`+` Tăng sức gợi hình gợi tả

`+` Cho thấy được vai trò, ý nghĩa của việc biết lắng nghe người khác

`+` Khẳng định rằng nếu bản thân ta muốn giúp một ai đó vơi đi những nỗi buồn niềm đau đang đè nặng trong lòng thì ta phải biết lắng nghe họ trước tiên, cho dù chỉ là lắng nghe, không góp những lời an ủi, động viên thì họ vẫn cảm thấy hạnh phúc vì thấy bản thân được coi trọng, có thể giải toả những phiền muộn

`4``.`

`-` Sau khi đọc văn bản trên, em rút ra được thông điệp: Trong cuộc sống, biết lắng nghe có vai trò vô cùng quan trọng, nó sẽ là liều thuốc xoa dịu, an ủi tinh thần của chúng ta khi đối mặt với những áp lực đè nặng trên vai. Hãy biết lắng nghe người khác, họ sẽ cảm thấy bản thân được tôn trọng, làm vơi đi bao nhiêu phiền muộn, u sầu, sẽ là động lực để họ có thể vững vàng bước tiếp.

Lời giải 2 :

`#ghet`

`1)`

`-` PTBĐC: nghị luận

`2)`

`-` Vì: "Trong những lúc tâm tư rối bời hoảng loạn hay chán chường lạc lõng. Dù người ấy chẳng giúp ta giải quyết được vấn đề, thậm chí chẳng khuyên được một điều gì bổ ích, nhưng chỉ cần thái độ lắng nghe hết lòng cũng đủ khiến ta vơi đi rất nhiều phiền muộn rồi."

`3)`

`-` BPTT: So sánh "so sánh việc lắng nghe người khác với việc thầy thuốc quan sát bệnh nhân trước khi kê toa"

`-` Tác dụng:
`@` Tăng sức gợi hình gợi cảm, cho câu văn thêm sinh động `-` giàu hình ảnh

`@` Tạo nhịp điệu cho bài

`@` Gợi lên rằng nếu muốn giúp đỡ người khác, điều quan trọng là ta cần hiểu và lắng nghe xem họ thật sự đang gặp vấn đề gì và cần gì

`@` Đề cao vai trò của việc lắng nghe khi giúp người

`4)`

`-` Bài học: Giúp đỡ người khác, ở bên an ủi, sẻ chia là việc tốt vì cuộc sống này ta sẽ luôn phải gặp rất nhiều lo toan bề bộn. Nhưng hơn hết, bản thân cần biết lắng nghe những chia sẻ, biết thấu hiểu nổi niềm người khác mới có thể thật sự cứu giúp học.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK