giúp mình với có được không ạ
$°$ Câu $1:$
`=>` Sau khi đọc xong đoạn trích "Tiếng Việt yêu mến" của Nguyễn Phan Hách, em thấy đoạn trích ca ngợi tiếng Việt như ngôn ngữ mẹ đẻ thiêng liêng, gắn liền với tình yêu thương, quê hương, đất nước và con người. Tác giả đã thể hiện lòng biết ơn và tự hào đối với tiếng Việt, ngôn ngữ nuôi dưỡng tâm hồn và tình yêu quê hương. Đoạn trích khơi gợi thành công lòng yêu tiếng Việt và trách nhiệm giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của nó.
$°$ Câu $2:$
`=>` Giúp tác giả khẳng định được vai trò quan trọng của tiếng Việt trong đời sống con người, là tiếng nói của tình mẫu tử, tình yêu quê hương, là tiếng nói của tâm hồn, của cuộc sống. Nhịp điệu thơ của đoạn trích cùng với những hình ảnh, âm thanh được miêu tả sinh động góp phần làm nổi bật cảm giác nhớ nhà sâu sắc của tác giả và niềm tự hào về tiếng mẹ đẻ. Nó đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp riêng biệt, độc đáo của tiếng Việt, từ đó thêm yêu mến và trân trọng tiếng mẹ đẻ hơn. Biến những lời thơ trở nên tha thiết, bồi hồi, lay động tâm hồn người đọc, khơi gợi trong họ tình yêu quê hương, lòng tự hào về tiếng mẹ đẻ.
$°$ Câu $3:$
`=>` Khi lắng nghe những "âm thanh tha thiết bồi hồi", "bật ra thành tiếng Việt trên môi" trong đoạn trích "Tiếng Việt yêu mến" của Nguyễn Phan Hách, lòng em trào dâng cảm xúc tự hào, biết ơn và yêu mến tiếng Việt. Tiếng Việt, ngôn ngữ mẹ đẻ, cho em khả năng tư duy, cảm xúc, giao tiếp, học tập và trưởng thành. Âm thanh du dương, hình ảnh phong phú, sự giản dị tinh tế của tiếng Việt khiến em yêu nó bằng cả trái tim của mình. Bài thơ đã khơi dậy thành công tình yêu tiếng Việt, thôi thúc em trân trọng, gìn giữ và sử dụng tiếng Việt đúng đắn, góp phần bảo vệ và phát huy vẻ đẹp của nó. Âm thanh tiếng Việt còn gợi hình ảnh quê hương, bồi đắp tình yêu nước, là động lực cho em phấn đấu học tập và cống hiến cho đất nước.
$@giaitoan1234$
Câu 1.
- Nội dung đoạn trích trên nhắc đến: những vẻ đẹp của Tiếng Việt, thái độ tự hào, ngợi ca tiếng Việt của nhà thơ. Đồng thời, gợi lên trong lòng người đọc về trách nhiệm trong bảo vệ, gìn giữ tiếng Việt
Câu 2.
- Phép điệp được sử dụng trong đoạn trích trên: điệp ngữ "Tiếng"
`->` Hiệu quả:
+ tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
+ tạo nhịp điệu cho đoạn thơ
+ gây ấn tượng mạnh với người đọc
+ làm nổi bật những vẻ đẹp của tiếng Việt. Qua đó thấy được vai trò, giá trị mà tiếng Việt mang lại. Nhờ có thứ ngôn ngữ ấy mà người Việt Nam ta có thể cất tiếng gọi mọi thứ tiếng trên đời
Câu 3.
- Khi lắng nghe những "âm thanh tha thiết bồi hồi", "bật ra thành tiếng Việt trên môi", em thấy lòng mình bồi hồi bao cảm xúc. Trước hết là lòng biết ơn về người đã có phát minh ra tiếng Việt. Việc tiếng Việt được hình thành giúp cho em và tất cả những con người Việt Nam có thể nói, phát ra những thứ âm thanh đẹp đẽ, tha thiết từ chính đôi môi. Không chỉ vậy, em còn được phát triển thêm khả năng viết, hình thành cảm xúc từ ngôn ngữ , là phương tiện để mọi người giao tiếp,... Em cảm thấy rất yêu mến, quý trọng thứ ngôn ngữ này. Ngoài ra, em còn thấy trong đây trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ và gìn giữ sự trong sáng, vẻ đẹp vốn có của tiếng Việt. Trước hết, em cần nhận thức rõ hơn nữa vai trò và giá trị của tiếng Việt. Từ đó, chính em có những hành động thiết thực để bảo vệ thứ ngôn ngữ này: không lam dụng từ mượn, không nói tục, chửi bậy,...
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK