Nêu vai trò trách nhiệm của nhân dân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị cac di san văn hóa? Em sẽ làm gì khi thấy các di sản văn danh làm thắng cảnh của địa phương bị chiếm đoạt hoặc bị làm sai lệch giá trị vốn có
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng để xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Di sản văn hoá là không chỉ có giá trị về hình ảnh mà nó còn có giá trị về tinh thần. Di sản văn hoá đã chứng kiến biết bao thăng trầm, biết bao cuộc chiến, biết bao đổi thay của dân tộc. Phá hủy nó là phá hủy hàng nghìn năm văn hiến, phá hủy đi những giá trị văn hoá tươi đẹp của nước nhà. Nhân dân ta cần gìn giữ, bảo tồn, phát huy, giới thiệu nét đẹp và di sản văn hoá ấy tới bạn bè quốc tế.
Hành động chiếm đoạt, làm sai lệch giá trị vốn có là hành động vô cùng báng bổ. Không chỉ làm xấu mặt nước nhà, còn vấy bẩn vào xương máu cha anh đi trước. Trong tình huống gặp phải hành động như thế, em sẽ quyết liệt ngăn cản, không để những giá trị tinh thần cao quý bị tổn hại. Chưa dừng lại ở đó, việc tích cực tuyên truyền, bảo vệ di sản văn hoá trên các nền tảng cũng là một việc có ích. Dân ta phải hiểu, phải biết giá trị cỉa chúng mới yêu hơn những điều gắn bó ấy.
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!
Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK