Trang chủ Ngữ văn Lớp 12 Giới thiệu bằng lời những nét chính về tác giả...

Giới thiệu bằng lời những nét chính về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG < HOÀNG PHỦ NGỌC

Câu hỏi :

Giới thiệu bằng lời những nét chính về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?

image

Giới thiệu bằng lời những nét chính về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG < HOÀNG PHỦ NGỌC

Lời giải 1 :

._.

Hoàng Phủ Ngọc Tường (9/9/1937 – 24/7/2023) là một nhà văn người Việt Nam nổi tiếng. Ông sinh tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Sau khi học hết bậc trung học ở Huế, năm 1960 ông tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn. Năm 1964, Hoàng Phủ Ngọc Tường nhận bằng Cử nhân triết Đại học Văn khoa Huế. Từ năm 1960 đến năm 1966 ông dạy tại Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học Huế. Từ năm 1966 đến 1975, Hoàng Phủ Ngọc Tường tham gia chiến tranh Việt Nam chống lại Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa bằng hoạt động văn nghệ.

Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là "Ai đã đặt tên cho dòng sông?". Đây là một bút kí đặc sắc, thể hiện phong cách tài hoa, uyên bác, giàu chất thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bài ký đã ca ngợi dòng sông Hương như một biểu tượng của Huế. Trong tác phẩm này, sông Hương được miêu tả với nhiều vẻ đẹp khác nhau, từ trữ tình êm ả, hiền hòa như “một thiếu nữ dịu dàng, duyên dáng” đến phóng khoáng và man dại, rầm rộ và mãnh liệt như một "bản trường ca của rừng già". Tác phẩm đã được đưa vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam, và được đánh giá là một đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ về sông Hương.

Lời giải 2 :

1. Khái quát về tác giả

- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại Huế. Quê gốc ở Quảng Trị, sống, học tập và hoạt động cách mạng ở Huế, cuộc đời tác giả gắn liền với Huế nên tình cảm, tâm hồn thấm đẫm nền văn hoá của mảnh đất này.

- Học Trung học tại Huế, tốt nghiệp Đại học sư phạm Sài Gòn năm 1960 và Đại học Huế năm 1964. Ông từng là tổng thư ký Hội văn học nghệ thuật Trị Thiên - Huế, chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.

- Tác phẩm: “Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu", "Rất nhiều ánh lửa”, “Ai đã đặt tên cho dòng sông"...

- Trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tỉnh trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hoá, lịch sử, địa lý... Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa

2. Khái quát phong cách nghệ thuật tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường - Hoàng Phủ Ngọc Tường là cây bút tài hoa ở thể văn bút kỉ, ông có 1 lối viết rất riêng. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tỉnh trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hoá, lịch sử, địa lí. Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa. Hầu như chạm đến đề tài gì thì, ở bất kì thời điểm nào thì ông vẫn có thể thoải mái vung bút.

- Bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường có sức liên tưởng kì diệu, những kiến thức phong phủ về địa lí, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật cùng với những trải nghiệm của bản thân tác giả 

- Bút kí của ông hấp dẫn người đọc ở tầm nhân văn sâu sắc, trí tuệ uyên bác và chất Huế thơ mộng đầy quyến rũ.

- Bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường là những áng thơ văn xuôi thấm đẫm chất thơ, mang vẻ đẹp, nỗi buồn của hoài niệm, những suy ngẫm triết học về lễ sống, cái chết từ trong sâu thẳm.

- Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, đã nhận xét. Nói rằng Hoàng Phủ Ngọc Tưởng yêu Huế và hiểu Huế, thì đó là một lẽ đương nhiên. Tôi muốn đi xa hơn, tìm một căn nguyên thầm kín để cắt nghĩa cho sự thành công mỹ mãn của những trang viết ấy: Phải chăng ở đây đã có một sự hòa hợp, tương giao, linh ứng giữa cảnh sắc Huế, lịch sử Huế, văn hóa Huế với một tâm hồn nhà văn dễ rung động, nhạy cảm, tinh tế. Phải là sự tương giao, đến mức hòa quyện chặt chẽ mới sinh ra được những áng văn tài hoa không dễ một lần thứ hai viết được như thể. Ngỡ như không khác được: Viết về sông Hương là phải vậy, viết về "văn hóa vườn" ở Huế là phải vậy. Đó là những áng văn, câu chữ được chọn lựa cân nhắc kỹ càng, vì hình ảnh được sáng tạo đẹp đẽ, vì cảm xúc phong phủ bắt ngờ, mới mẻ...

- Lê Uyễn Văn nhận xét: Sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ mang vẻ đẹp trời phủ mà còn ảnh lên vẻ đẹp của con người, những tài nữ đánh đàn, những người dân Châu Hòa lài thuyền xuôi ngược, những người con anh dũng đã hi sinh, những Nguyễn Du, những Bà huyện Thanh Quan, những Tố Hữu...đã viết thơ trên dòng chảy long lanh in bóng mây trời. Cũng như tình yêu của sông Hương với Huế, tình yêu của Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương cũng là quá trình dâng tặng, khám phá và hoàn thiên chính mình...

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK