Trang chủ Lịch Sử Lớp 9 Câu 4: (5 điểm) Bằng hiểu biết chung về các...

Câu 4: (5 điểm) Bằng hiểu biết chung về các nước Đông Nam Á: a. Hãy làm rõ biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ II. Th

Câu hỏi :

Giúp với ạ............;!;!!!!!!!

image

Câu 4: (5 điểm) Bằng hiểu biết chung về các nước Đông Nam Á: a. Hãy làm rõ biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ II. Th

Lời giải 1 :

4.

a,

*Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là trở thành các quốc gia độc lập.
*Kiến thức: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều trở thành thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ. Khi chiến tranh Châu Á - Thái Bình Dương bùng nổ, Nhật Bản đã thôn tính toàn bộ khu vực này và thiết lập trật tự phát xít. Nhân dân Đông Nam Á chuyển từ đấu tranh chống đế quốc Âu - Mĩ sang chống Nhật giải phóng đất nước. Khi Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh không điều kiện thì các nước Đông Nam Á lần lượt đều giành được độc lập và sau đó đã tiến hành kháng chiến chống lại hành động quay trở lại xâm lược của các nước thực dân giành độc lập hoàn toàn. Đây là điều kiện cơ bản để các nước tiến lên phát triển kinh tế và là tiền đề cho các biến đổi sau. Cho nên đó là biến đổi lớn nhất.

b,

*Thuận lợi

+Thị trường chung rộng lớn: Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) tạo ra một thị trường chung rộng lớn với dân số hơn 650 triệu người và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt hơn 3.300 tỷ USD. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tiếp cận nguồn nguyên liệu giá rẻ và nâng cao năng lực cạnh tranh.

+Khuyến khích đầu tư nước ngoài: Cộng đồng ASEAN cũng tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm các quy định về đầu tư, lao động, mua sắm chính phủ, v.v. Điều này sẽ giúp Việt Nam thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy phát triển kinh tế.

+Tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác: Cộng đồng ASEAN không chỉ tập trung vào kinh tế mà còn hợp tác trong các lĩnh vực khác như chính trị, an ninh, văn hóa, giáo dục, v.v. Điều này sẽ giúp Việt Nam nâng cao vị thế của mình trong khu vực và trên thế giới.

*Khó khăn

+Cạnh tranh gay gắt: Khi thị trường ASEAN mở cửa, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp trong khu vực và thế giới. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, giá cả, dịch vụ hậu mãi, v.v.

+Áp lực hội nhập: Việc hội nhập sâu rộng vào ASEAN đòi hỏi Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao về kinh tế, chính trị, xã hội, v.v. Điều này đặt ra thách thức cho Việt Nam trong việc hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, v.v.

+Rủi ro an ninh: Các vấn đề an ninh phi truyền thống như khủng bố, biến đổi khí hậu, v.v. có thể ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của ASEAN. Điều này đặt ra thách thức cho Việt Nam trong việc phối hợp với các nước ASEAN để giải quyết các vấn đề này.

5.

-Phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên mạnh mẽ ở các nước Á, Phi và Mĩ La-tinh, làm cho bản đồ chính trị thế giới có những thay đổi to lớn và sâu sắc.

-Đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập. Các quốc gia độc lập ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

-Góp phần vào quá trình làm "xói mòn" và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai...

-Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã xoá bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phân biệt chủng tộc kéo dài nhiều thế kỉ sụp đổ hoàn toàn.

6.

- Khó khăn :

+ Xung đột , nội chiến do mâu thuẫn sắc tộc , tôn giáo .

+ Đói nghèo

+ Bùng nổ dân số

+ Kinh tế phát triển rất chậm .

+ Nợ nước ngoài

+ Dịch bệnh hoành hành .

- Những việc Châu Phi cần làm để giải quyết khó khăn :

+ Đoàn kết dân tộc, tránh xung đột chủng tộc, nội chiến vì tiêu hao nội lực, kéo lùi cuộc sống, bị các nước mạnh chi phối, chỉ đạo.
+ Phát triển giáo dục để nâng cao nhận thức mọi người về môi trường.
+ Phát triển y tế hạn chế sự phát triển của HIV/AIDS và tăng dân số.
+ Phát triển kinh tế trên cơ sở sử dụng hợp lý các tài nguyên của đất nước.
+ Liên kết với nhau để sử dụng tài nguyên có hiệu quả nhất giữa các nước trong khu vực.
+ Học tập kinh nghiệm phát triển đất nước của các quốc gia đang phát triển .

 

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK