Quan hệ cung - cầu hàng hoá được Nhà nước, các chủ doanh nghiệp và người tiêu dùng vận dụng như thế nào?

Câu hỏi :

Quan hệ cung - cầu hàng hoá được Nhà nước, các chủ doanh nghiệp và người tiêu dùng vận dụng như thế nào?

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

- Đối với nhà nước: 

Khi có tình trạng thị trường bị rối loạn, hoạt động tự phát đầu cơ tích trữ,… Nhà nước cần thông qua pháp luật, các chính sách,… nhằm cân đối lại cung - cầu, ổn định giá cả và đời sống của nhân dân.

- Chủ doanh nghiệp: 

+ Cung > cầu è giá cả < giá trị → thu hẹp sản xuất → để tránh bị thua lỗ.

+ Cung < cầu è giá cả > giá trị → mở rộng sản xuất → để thu nhiều lợi nhuận.

Hoặc diễn tả bằng lời:

Người sản xuất, kinh doanh (chủ doanh nghiệp) nên thu hẹp sản xuất, kinh doanh mặt hàng khi cung lớn hơn cầu, giá cả bán thấp hơn giá trị hàng hoá, có thể bị thua lỗ. Ngược lại, để có lãi họ phải chuyển sang sản xuất, kinh doanh những hàng hoá trên thị trường khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả bán cao hơn giá trị hàng hoá.

- Người tiêu dùng: 

+ Cung > cầu → giá cả giảm → nên mua hàng hoá.

+ Cung < cầu → giá cả tăng → hạn chế, không nên mua hoặc chuyển sang mua hàng hoá khác.

Hoặc diễn tả bằng lời:

Người tiêu dùng hạn chế mua những mặt hàng khi cung nhỏ hơn cầu vì lúc này giá cả cao, nên chuyển qua mua những mặt hàng nào khi cung lớn hơn cầu và có giá cả thấp.

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.

Nguồn : kiến thức

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK