Trong hai dòng thơ sau, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện

Câu hỏi :

Trong hai dòng thơ sau, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó:

                                Mắt như suối biếc

                                Vai đầy núi non...

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

Trong hai dòng thơ, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh và ẩn dụ:

- Mắt như suối biếc: so sánh mắt với suối biếc.

- Vai đầy núi non: ẩn dụ (dùng hình ảnh núi non để chỉ trọng trách bảo vệ, giữ gìn núi sông đang đặt trên vai người lính).

Những so sánh, ẩn dụ sử dụng hình ảnh thiên nhiên vĩnh cửu làm sự vật đối chiếu có tác dụng nhấn mạnh niềm tin của nhà thơ rằng dáng hình người lính đã vĩnh viễn hoà vào núi non, sông suối. Mỗi ngọn núi, dòng sông, con suối đều thấp thoáng hình bóng của anh. Anh đã “hoá thân cho dáng hình xứ sở/ Làm nên Đất Nước muôn đời” (Nguyễn Khoa Điềm).

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK