Hãy tìm hiểu về tác động của các hoạt động sản xuất ở

Câu hỏi :

Hãy tìm hiểu về tác động của các hoạt động sản xuất ở địa phương lên môi trường tự nhiên.

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

- Học sinh lựa chọn chủ đề phù hợp với năng lực và thích thú nhất để trình bày.

- Tham khảo các nguồn tài liệu từ sách, báo, internet,…

Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu tác động của con người lên môi trường tự nhiên trong sản xuất

THỰC TRẠNG NẠN CHẶT PHÁ RỪNG Ở VIỆT NAM

1. Thực trạng

Thực trạng nạn chặt phá rừng ở Việt Nam hiện nay đang là vấn đề hết sức nghiêm trọng. Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), chỉ trong hơn 5 năm từ 2012 - 2017, diện tích rừng tự nhiên đã bị mất do chặt phá rừng trái pháp luật mất chiếm 11%, 89% còn lại là do chuyển mục đích sử dụng rừng tại những dự án được duyệt. Tính đến tháng 09/2017, diện tích rừng bị chặt phá là 155,68 ha và 5364,85 ha diện tích rừng bị cháy.

Thực tế, diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam đang ngày càng suy giảm nhanh với tốc độ chóng mặt. Nhất là độ che phủ rừng ở khu vực miền Trung. Độ che phủ rừng ở nước ta hiện còn chưa đến 40%, diện tích rừng nguyên sinh còn khoảng 10%.

Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu tác động của con người lên môi trường tự nhiên trong sản xuất

Khu vực Tây Bắc: Nạn chặt phá rừng ở Việt Nam tâm điểm ở khu vực Tây Bắc, đặc biệt là ở tỉnh Điện Biên. Từ năm 2016 - 09/2017, ở huyện Mường Nhé có 295 vụ phá rừng trái phép, gây thiệt hạ đến 288 ha rừng.

Khu vực Tây Nguyên: Theo thống kê, trong 5 năm tính đến năm 2013, ở Tây Nguyên diện tích rừng bị mất đến hơn 130.000 ha. Bao gồm 107.400 ha rừng tự nhiên và 22.200 ha rừng trồng. Tỉnh Tây Nguyên trong 5 năm này đã cấp phép đầu tư cho hơn 700 dự án với diện tích khoảng 216.000 ha. Nhưng hầu hết những dự án này, doanh nghiệp lợi dụng khai thác rừng, chiếm phá hoặc thiếu trách nhiệm, tài chính khiến rừng bị tàn phá, lấn chiếm trái phép. Đến đầu năm 2017, số vụ khai thác rừng trái phép được phát hiện là 757 vụ, tăng 13%. Diện tích từng bị tàn phá khoảng 420 ha, tăng 145 ha so với cùng kỳ năm 2016. Riêng tại tỉnh Đắc Nông, diện tích từng bị tàn phá lên đến 225 ha, tăng gần 100 ha so với cùng kỳ năm 2016.

2. Nguyên nhân xảy ra nạn chặt phá rừng ở Việt Nam 

Nạn chặt phá rừng ở nước ta diễn ra từ lâu và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xảy ra tình trạng này là khách quan và chủ quan.

Nguyên nhân khách quan: Nền kinh tế nước ta đang phát triển nên nhiều yếu tố khác trong xã hội cũng tăng lên. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế của người dân không có sự thay đổi lớn. Vẫn còn nhiều người dân sống trong cảnh nghèo đói, thiếu thốn nên lên rừng chặt gỗ lậu kiếm tiền.

Nguyên nhân chủ quan

- Quy hoạch, kế hoạch không đúng với quá trình điều chế rừng và sắp xếp ngành nghề.

- Hoạt động quản lý nhà nước về rừng vẫn còn yếu kém.

- Nhận thức của người dân, khai thác rừng không đúng với quy hoạch.

- Quá trình chuyển hóa từ sản xuất lâm nghiệm sang nông nghiệp.

- Do xây dựng cơ sở hạ tầng: Công trình thủy điện, đường giao thông.

- Tập tục du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy của một vài dân tộc thiểu số vùng cao.

- Do các doanh nghiệp lợi dụng dự án để thu lợi nhuận.

- Hoạt động chặt phá rừng của lâm tặc.

Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu tác động của con người lên môi trường tự nhiên trong sản xuất

3. Hậu quả nạn chặt phá rừng gây ra

Chặt phá rừng là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên; môi trường môi sinh bị ô nhiễm, lũ lụt; voi rừng bỏ rừng về làng phá họa hoa màu, tài sản, giết người… Nạn chặt phá ừng cũng là nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái, bão lũ quét, sạt lở đất, dịch bệnh phát sinh.

Lũ lụt, sạt lở: Các hiện tượng thiên tai lũ lụt, sạt lở đất ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn do tình trạng rừng bị tàn phá. Theo chuyên gia lâm nghiệp Việt Nam, GS Nguyễn Ngọc Lung cho biết, từng nhiệt đới có nhiều tầng, dưới có thẩm thực vật và những tầng cây khác. Nhờ vậy mà nếu lượng mưa nhỏ thì chỉ ở trên tầng lá cây có khi không rơi xuống mặt đất. Trường hợp lượng mưa lớn, nước mưa rơi xuống đất thì đã có lớp cành lá cây mục giữ nước, thường là 80 - 90%. Sau đó ngấm xuống đất hình thành nên các mạch nước ngầm. Còn mặt đất chỉ còn 10 - 20% nước rất ít khả năng gây lũ quét, lũ ống gây hại cho con người.

Mưa lũ: Mưa bão lũ xảy ra ở nước ta ngày càng tăng; trở thành mối đe dọa nguy hại đến cuộc sống con người và nền kinh tế nước nhà. Theo báo cáo của tổ chức FAO, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ các hiện tượng thiên tai, bão lũ. Ngoài do biến đổi khí hậu, đặc điểm địa lý thì tình trạng mưa lũ ở nước ta trở nên nghiêm trọng, khốc liệt hơn là do nạn chặt phá rừng. Con người chặt phá rừng đầu nguồn để phục vụ sản xuất nông nghiệp, khai thác gỗ, xây dựng thủy điện, giao thông hạ tầng… Chính điều này gây ra sự suy giảm thảm thực vật ở lưu vực; khả năng cản trở dòng chảy khi mưa lũ giảm. 

Ngoài ra còn có nguyên nhân trực tiếp của con người. Đó là: Nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện,… Những nguyên nhân này khiến thảm thực vật trên lưu vực ngày càng giảm dẫn đến khả năng cản dòng chảy kém; làm cho lũ tập trung nhanh hơn, gây hậu quả nặng nề hơn.

Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu tác động của con người lên môi trường tự nhiên trong sản xuất

4. Phòng chống nạn chặt phá rừng ở Việt Nam

Theo Trung tâm giám sát bảo tồn thế giới, nước ta có khoảng 10.500 loài thực vật có mạch và 1.534 loài động thực vật. Trong số đó, có 3,4% được Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế bảo vệ.

Thực hiện chương trình quốc gia về phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu

Hiện nay, Việt Nam đang triển khai thực hiện hai chương trình lớn là Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu. Rất nhiều tỉnh, địa phương đã tự thực hiện chương trình trồng và phủ xanh đất trống đồi trọc. Cần phải quản lý chặt chẽ về việc quy hoạch, xây dựng các dự án khai thác từng. Ngăn chặn nạn chặt phá rừng trái phép của lâm tặc.

Trồng và bảo vệ rừng

Người dân cần phải nâng cao ý thức trồng và bảo vệ rừng. Không tự ý đốt rừng, khai thác rừng trái phép. Thực hiện những hành động nhỏ nhưng thiết thực bảo vệ môi trường thiên nhiên bằng cách:

- Không chặt phá rừng, đốt rừng bừa bãi.

- Lên án, tố cáo hành vi, người có ý định khai thác, chặt phá rừng trái phép.

- Tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện chủ trương bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.

- Không xả ra bừa bãi.

Để bảo vệ cuộc sống của chúng ta, mỗi người dân cần phải nâng cao ý thức hơn trong việc ngăn chặn nạn chặt phá rừng ở Việt Nam. Hành động nhỏ nhưng lại mang lại giá trị to lớn; đẩy lùi nạn chặt phá rừng bừa bãi, bảo vệ môi trường sống luôn xanh - sạch - đẹp.

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK