Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Công nghệ Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 11 năm 2020 - Trường THPT Nguyễn An Ninh

Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 11 năm 2020 - Trường THPT Nguyễn An Ninh

Câu hỏi 1 :

Từ khổ giấy A3 muốn có khổ giấy nhỏ hơn là khổ giấy A4 ta làm như thế nào?

A. Chia đôi chiều dài khổ giấy.

B. Chia đôi khổ giấy.

C. Chia đôi chiều rộng khổ giấy.

D. Cả A và C đều đúng.

Câu hỏi 2 :

Từ khổ giấy A2 muốn có khổ giấy nhỏ hơn là khổ giấy A3 ta làm như thế nào?

A. Chia đôi chiều dài khổ giấy.

B. Chia đôi khổ giấy.

C. Chia đôi chiều rộng khổ giấy.

D. Cả B và C đều đúng.

Câu hỏi 3 :

Khổ giấy A1 lớn gấp bao nhiêu lần khổ giấy A4?

A. 8 lần.

B. 4 lần.

C. 6 lần

D. 16 lần

Câu hỏi 4 :

Khổ giấy A1 lớn gấp bao nhiêu lần khổ giấy A3?

A. 4 lần

B. 8 lần

C. 6 lần

D. 16 lần

Câu hỏi 5 :

Theo TCVN, từ khổ giấy Ao, chia bao nhiêu lần sẽ được khổ giấy A3?

A. 4 lần

B. 5 lần

C. 2 lần

D. 3 lần

Câu hỏi 6 :

Khung tên trên bản vẽ kĩ thuật nằm ở đâu?

A. Góc trái phía trên bản vẽ.

B. Góc phải phía dưới bản vẽ.

C. Góc phải phía trên bản vẽ.

D. Góc trái phía dưới bản vẽ.

Câu hỏi 7 :

Tỉ lệ là gì?

A. Gồm tỉ lệ phóng to, tỉ lệ thu nhỏ và tỉ lệ nguyên hình.

B. Là một số được thể hiện trên bản vẽ, và có thể là số thập phân.

C. Tỉ số giữa kích thước trên hình biểu diễn và kích thước thực của vật thể.

D. Tỉ số giữa kích thước thực của vật thể và kích thước trên hình biểu diễn.

Câu hỏi 8 :

Nét liền đậm dùng để vẽ gì?

A. Đường gióng, đường kích thước.

B. Đường tâm, đường trục đối xứng.

C. Đường bao thấy, cạnh thấy.

D. Đường bao khuất, cạnh khuất.

Câu hỏi 9 :

Nét liền mảnh dùng để vẽ gì?

A. Đường tâm, đường trục đối xứng.

B. Đường bao thấy, cạnh thấy.

C. Đường bao khuất, cạnh khuất.

D. Đường gióng, đường kích thước.

Câu hỏi 10 :

Nét đứt mảnh dùng để vẽ gì?

A. Đường bao khuất, cạnh khuất.

B. Đường gióng, đường kích thước.

C. Đường bao thấy, cạnh thấy.

D. Đường tâm, đường trục đối xứng

Câu hỏi 11 :

Nét gạch chấm mảnh dùng để vẽ gì?

A. Đường tâm, đường trục đối xứng.

B. Đường bao thấy, cạnh thấy.

C. Đường bao khuất, cạnh khuất.

D. Đường gióng, đường kích thước.

Câu hỏi 12 :

Theo TCVN, kiểu chữ dùng trong bảng vẽ kĩ thuật là gì?

A. Kiểu chữ ngang.

B. Kiểu chữ nghiêng.

C. Kiểu chữ đứng.

D. Tùy ý.

Câu hỏi 13 :

Đường kích thước được vẽ bằng gì?

A. Nét liền đậm, vuông góc với phần tử ghi kích thước.

B. Nét liền đậm, song song với phần tử ghi kích thước.

C. Nét liền mảnh, song song với phần tử ghi kích thước.

D. Nét liền mảnh, vuông góc với phần tử ghi kích thước.

Câu hỏi 14 :

Đường gióng kích thước được vẽ bằng gì?

A. Nét liền đậm, song song với phần tử ghi kích thước.

B. Nét liền đậm, vuông góc với phần tử ghi kích thước.

C. Nét liền mảnh, song song với phần tử ghi kích thước.

D. Nét liền mảnh, vuông góc với phần tử ghi kích thước.

Câu hỏi 15 :

Hình cắt dùng để biểu diễn những vật thể như thế nào?

A. Biểu diễn vật thể đơn giản.

B. Biểu diễn vật thể có hình trụ.

C. Hình cắt dùng để biểu diễn những vật thể có nhiều lỗ, rãnh.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu hỏi 16 :

Hình chiếu trục đo vuông góc đều có góc trục đo như thế nào?

A. \(\widehat {XOY} = \widehat {ZOY} = \widehat {XOZ} = {90^0}\)

B. \(\widehat {XOY} = {90^0}, \widehat {ZOY} = \widehat {XOZ} = {135^0}\)

C. \(\widehat {XOY} = \widehat {ZOY} = \widehat {XOZ} = {135^0}\)

D. \(\widehat {XOY} = \widehat {ZOY} = \widehat {XOZ} = {120^0}\)

Câu hỏi 17 :

Hình cắt là hình biểu diễn gì?

A. Mặt phẳng hình chiếu bằng.

B. Phần bỏ đi của vật thể.

C. Mặt phẳng cắt.

D. Phần còn lại của vật thể.

Câu hỏi 18 :

Khi xây dựng hình chiếu trục đo thì hướng chiếu l có đặc điểm?

A. Không song song với trục tọa độ.

B. Song song với (P’) và các trục tọa độ.

C. Không song song với (P’) và các trục tọa độ.

D. Không song song với (P’).

Câu hỏi 19 :

Hình chiếu cạnh được đặt như thế nào so với hình chiếu đứng?( PPCG1)

A. Bên phải.

B. Ở dưới.

C. Bên trái

D. Ở trên

Câu hỏi 20 :

Trong phương pháp hình chiếu vuông góc, hướng chiếu từ trên xuống ta thu được loại hình chiếu gì?

A. Hình chiếu tùy ý.

B. Hình chiếu đứng.

C. Hình chiếu bằng.

D. Hình chiếu cạnh.

Câu hỏi 21 :

Trong phương pháp hình chiếu vuông góc, hướng chiếu từ trước ta thu được hình chiếu gì?

A. Hình chiếu bằng.

B. Hình chiếu cạnh.

C. Hình chiếu đứng.

D. Hình chiếu tùy ý.

Câu hỏi 22 :

Hình cắt toàn bộ dùng để biểu diễn gì?

A. Hình dạng bên trong của vật thể.

B. Tiết diện vuông góc của vật thể.

C. Vật thể đối xứng.

D. Hình dạng bên ngoài của vật thể.

Câu hỏi 23 :

Mặt cắt rời được vẽ ở đâu so với hình chiếu tương ứng?

A. Ngay lên hình chiếu.

B. Bên ngoài hình chiếu.

C. Bên phải hình chiếu.

D. Bên trái hình chiếu.

Câu hỏi 24 :

Hình cắt một nửa dùng để biểu diễn gì?

A. Hình dạng bên trong của vật thể.

B. Tiết diện vuông góc của vật thể.

C. Vật thể đối xứng.

D. Hình dạng bên ngoài của vật thể.

Câu hỏi 25 :

Hình chiếu trục đo vuông góc đều có hệ số biến dạng là bao nhiêu?

A. p = r = 1; q = 0,5

B. p = q = 1; r = 0,5

C. p = q = r = 1

D. p = q = r = 0,5

Câu hỏi 26 :

Hình chiếu trục đo xiên góc cân có hệ số biến dạng là bao nhiêu?

A. p = q = 1; r = 0,5

B. p = q = r = 1

C. p = q = r = 0,5.

D. p = r = 1; q = 0,5.

Câu hỏi 27 :

Trong hình chiếu trục đo, p là hệ số biến dạng theo trục nào?

A. OX.

B. OY

C. OX.

D. O’Z’.

Câu hỏi 28 :

Trong hình chiếu trục đo, q là hệ số biến dạng theo trục nào?

A. OY.

B. OY.

C. O’Z’.

D. OX.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK