Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Vật lý Đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật lý 9 có đáp án (Mới nhất) !!

Đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật lý 9 có đáp án (Mới nhất) !!

Câu hỏi 1 :

Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?

A. Vật liệu làm dây dẫn.


B. Khối lượng của dây dẫn.



C. Chiều dài của dây dẫn.



D. Tiết diện của dây dẫn.


Câu hỏi 9 :

Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó

A. Không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế


B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế



C. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế



D. Giảm khi tăng hiệu điện thế


Câu hỏi 11 :

Mắc dây dẫn vào một hiệu điện thế không đổi. Trong cùng một thời gian thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào điện trở dây dẫn ?

A. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp đôi.


B. Tăng gấp đôi khi điện trở dây dẫn giảm đi một nửa.



C. Tăng gấp bốn khi điện trở dây dẫn giảm đi một nửa.



D. Giảm đi một nửa khi điện trở dây dẫn tăng lên gấp bốn.


Câu hỏi 15 :

Trước khi mắc biến trở vào mạch để điều chỉnh cường độ dòng điện thì cần điều chỉnh biến trở giá trị nào dưới đây?

A. Có giá trị 0.


B. Có giá trị nhỏ.



C. Có giá trị lớn.



D. Có giá trị lớn nhất.


Câu hỏi 20 :

Đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp là đoạn mạch không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Đoạn mạch có những điểm nối chung của nhiều điện trở.


B. Đoạn mạch có những điểm nối chung của hai điện trở.



C. Dòng điện chạy qua các điện trở của đoạn mạch có cùng cường độ.



D. Đoạn mạch gồm những điện trở mắc liên tiếp với nhau và không có mạch rẽ.


Câu hỏi 22 :

Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây ?

A. Vật liệu làm dây dẫn.


B. Khối lượng của dây dẫn.



C. Chiều dài của dây dẫn.



D. Tiết diện của dây dẫn.


Câu hỏi 27 :

Nội dung định luật Ôm là:

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây.


B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với điện trở của dây.



C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.



D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây.


Câu hỏi 30 :

Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị của điện năng?

A. Jun (J).


B. Niutơn (N).



C. Kilôoat giờ (kWh.)



D. Số đếm của công tơ điện.


Câu hỏi 31 :

Điện năng không thể biến đổi thành:

A. Cơ năng.


B. Nhiệt năng.



C. Hóa năng.



D. Năng lượng nguyên tử.


Câu hỏi 34 :

Dây dẫn bằng đồng được sử dụng rất phổ biến. Điều này không phải vì lí do nào dưới đây.

A. Dây bằng đồng chịu được lực kéo căng tốt hơn dây bằng nhôm.


B. Đồng là kim loại có trọng lượng riêng nhỏ hơn nhôm.



C. Đồng là chất dẫn điện vào loại tốt nhất trong số các kim loại và và tốt hơn nhôm.



D. Đồng là vật liệu không quá đắt so với nhôm và dễ kiếm.


Câu hỏi 44 :

Hệ thức của định luật Ôm là

A. I = U.R.


B. I=UR.



C. R = U.I.



D. U = I.R.


Câu hỏi 46 :

Biết điện trở suất của nhôm là 2,8.10-8 Ω.m, của vonfam là 5,5.10-8 Ω.m, của sắt là 12,0.10-8 Ω.m. Sự so sánh nào dưới đây là đúng ?

A. Sắt dẫn điện điện tốt hơn vonfam và vonfam dẫn điện tốt hơn nhôm.


B. Vonfam dẫn điện tốt hơn sắt và sắt dẫn điện tốt hơn nhôm.



C. Nhôm dẫn điện tốt hơn vonfam và vonfam dẫn điện tốt hơn sắt.



D. Nhôm dẫn điện tốt hơn sắt và sắt dẫn điện tốt hơn vonfam.


Câu hỏi 54 :

Công thức nào sau đây không đúng ?

A. P = I2.R


B. P  = U/I



C. P =U2R



D. P  = U.I


Câu hỏi 55 :

Đơn vị công của dòng điện là:

A. Ampe (A).


B. Jun (J).



C. Vôn (V).



D. Oát (W).


Câu hỏi 64 :

Điện trở R của dây dẫn biểu thị

A. tính cản trở dòng điện của dây dẫn.


B. tính cản trở hiệu điện thế của dây dẫn.



C. tính cản trở dòng điện của các êlectrôn.



D. tính cản trở dây dẫn của dòng điện.


Câu hỏi 66 :

Phát biểu nào sau đây là chính xác?

A. Cường độ dòng điện qua các mạch song song luôn bằng nhau.



B. Để tăng điện trở của mạch, ta phải mắc một điện trở mới song song với mạch cũ.




C. Khi các bóng đèn được mắc song song, nếu bóng đèn này tắt thì các bóng đèn kia vẫn hoạt động.



D. Khi mắc song song, mạch rẽ nào có điện trở lớn thì cường độ dòng diện đi qua lớn.


Câu hỏi 74 :

Để xác định sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn, bốn học sinh có nhận xét như sau, hỏi nhận xét nào đúng?

A. Tiết diện dây dẫn càng lớn thì điện trở càng lớn.


B. Tiết diện dây dẫn càng lớn thì điện trở càng bé.



C. Tiết diện dây dẫn là đại lượng tỉ lệ thuận với điện trở của dây.



D. Tiết diện dây dẫn không có ảnh hưởng gì đến điện trở của dây.


Câu hỏi 75 :

Để xác định sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài, bốn học sinh có nhận xét như sau, hỏi nhận xét nào đúng?

A. Dây dẫn càng dài thì điện trở càng lớn.


B. Dây dẫn càng dài thì điện trở càng bé.



C. Dây dẫn càng dài thì dẫn điện càng tốt.



D. Chiều dài dây dẫn không có ảnh hưởng gì đến điện trở của dây.


Câu hỏi 76 :

Biến trở là một thiết bị có thể điều chỉnh

A. chiều dòng điện trong mạch.


B. cường độ dòng điện trong mạch.



C. đường kính dây dẫn của biến trở.



D. tiết diện dây dẫn của biến trở.


Câu hỏi 78 :

Đại lượng nào đặc trưng cho sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn?

A. Điện trở suất.


B. Điện trở.



C. Chiều dài.



D. Tiết diện.


Câu hỏi 79 :

Các điện trở dùng trong kĩ thuật (các mạch điện của rađio, tivi)

A. có kích thước lớn để có trị số lớn.


B. được chế tạo bằng một lớp than mỏng phủ ngoài một lõi cách điện.



C. có trị số được thể hiện bằng năm vòng màu sơn trên điện trở.



D. có kích thước rất nhỏ nên có trị số rất nhỏ.


Câu hỏi 87 :

Số oát ghi trên dụng cụ điện cho biết

A. công suất mà dụng cụ tiêu thụ khi hoạt động bình thường.


B. điện năng mà dụng cụ tiêu thụ trong thời gian 1 phút.



C. công mà dòng điện thực hiện khi dụng cụ hoạt động bình thường.



D. công suất điện của dụng cụ khi sử dụng với những hiệu điện thế không vượt quá hiệu điện thế định mức.


Câu hỏi 88 :

Điện năng chuyển hóa chủ yếu thành nhiệt năng trong hoạt động của các dụng cụ và thiết bị điện nào sau đây?

A. Máy khoan, máy bơm nước, nồi cơm điện.


B. Máy sấy tóc, máy bơm nước, máy khoan.



C. Mỏ hàn, bàn là điện, máy xay sinh tố.



D. Mỏ hàn, nồi cơm điện, bàn là điện.


Câu hỏi 93 :

Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một dây dẫn. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn

A. càng lớn thì điện trở dây dẫn càng nhỏ.


B. càng nhỏ thì điện trở dây dẫn càng nhỏ.



C. tỉ lệ thuận với điện trở của dây dẫn.



D. điện trở của dây dẫn không đổi.


Câu hỏi 94 :

Công thức tính điện trở của một dây dẫn là:

A. R=ρ.Sl


B. R=ρ.lS



C. R=S.lρ



D. R=Sρ.l


Câu hỏi 96 :

Dây dẫn được làm từ cùng loại vật liệu, nếu gập đôi dây dẫn thì điện trở của dây dẫn:

A. tăng gấp 2 lần.


B. giảm đi 4 lần.



C. giảm đi 2 lần.



D. không thay đổi


Câu hỏi 100 :

Hệ thức của định luật Ôm là:

A. I = U.R


B. I = UR



C. I =RU



D. R = IU


Câu hỏi 102 :

Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức là 220V được mắc vào hiệu điện thế 180V. Hỏi độ sáng của đèn như thế nào.

A. Sáng bình thường.


B. Sáng yếu hơn bình thường.



C. Sáng mạnh hơn bình thường.



D. Đèn không sáng ổn định.


Câu hỏi 110 :

Với hai dây dẫn cùng vật liệu và tiết diện ta có:

A.R1.R2 = l1.l2.


B. R1R2=l2l1



.C. R1R2=l1l2.



D. R1.l1 = R2.l2.


Câu hỏi 111 :

Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo điện trở?

A. Oát (W).


B. Ampe (A).



C. Ôm (Ω).



D. Vôn (V)


Câu hỏi 113 :

Khi có dòng điện chạy qua, thiết bị nào sau đây thực hiện công?

A. Bóng đèn dây tóc.


B. Bếp điện.



C. Máy khoan.



D. Đèn LED.


Câu hỏi 114 :

Với hai dây dẫn cùng chiều dài và vật liệu ta có:

A. R1R2=S12S22.


B. R1R2=S2S1.



C. R1R2=S22S12.



D. R1R2=S1S2.


Câu hỏi 117 :

Khi dòng điện chạy qua chiếc quạt điện, điện năng được biến đổi thành

A. cơ năng và hóa năng.


B. nhiệt năng.



C. cơ năng và nhiệt năng.



D. hóa năng.


Câu hỏi 118 :

Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung của định luật Ôm?

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn, với điện trở của mỗi dây dẫn.


B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của mỗi dây.



C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của mỗi dây dẫn.



D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và điện trở của mỗi dây.


Câu hỏi 119 :

Điện trở của một vật không phụ thuộc vào:

A. Tiết diện thẳng của vật.


B. Điện trở suất của vật.



C. Khối lượng riêng của vật.



D. Chiều dài của vật.


Câu hỏi 120 :

Trong đoạn mạch nối tiếp, công thức nào sau đây là sai?

A. U = U1 + U2 + ... + Un


B. I= I1 = I2 = ... = In



C. R = R1 = R2 = ... = Rn



D. R = R1 + R2 + ... + Rn


Câu hỏi 122 :

Trong các công thức sau đây, công thức nào không phù hợp với đoạn mạch mắc song song?

A. I = I1 + I2 + ... + In


B. U = U1 = U2 = ... = Un



C. R = R1 + R2 + ... + Rn



D. 1R1+1R2+...+1Rn 


Câu hỏi 124 :

Trong các công thức tính công suất sau đây. Hãy chọn công thức sai ?

A. P  = A.t.


B. P  = At.



C. P  = U.I.



D. P  = I2.R.


Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK