Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 GDCD Đề thi giữa HK1 môn GDCD 7 năm 2021-2022 Trường THCS Mạc Đĩnh Chi

Đề thi giữa HK1 môn GDCD 7 năm 2021-2022 Trường THCS Mạc Đĩnh Chi

Câu hỏi 1 :

Biểu hiện nào thể hiện sự giản dị?

A. Mai trưng diện để được tiếng là “sành điệu”.

B. Diễn đạt cầu kỳ,bóng bẩy.

C. Nói ngắn gọn, dễ hiểu.

D. Tổ chức sinh nhật linh đình.

Câu hỏi 2 :

Hành vi nào không thể hiện lòng yêu thương con người?

A. Tặng quà cho trẻ em nghèo

B. Ủng hộ trẻ mổ tim

C. Nuôi trẻ cơ nhỡ cho đi ăn xin.

D. Mở lớp học tình thương cho trẻ.

Câu hỏi 3 :

Hành vi nào thiếu tôn sư trọng đạo?

A. Chăm chú nghe thầy cô giảng bài.

B. Thăm thầy cô giáo cũ.

C. Chào thầy cô không nghiêm túc.

D. Học bài, soạn bài đầy đủ.

Câu hỏi 4 :

Hành vi nào thể hiện tính trung thực?

A. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc lỗi.

B. Giúp bạn khi làm bài kiểm tra.

C. Nhận lỗi thay cho bạn.

D. Bao che thiếu sót cho bạn thân.

Câu hỏi 5 :

Người trung thực thể hiện hành động tế nhị khôn khéo như thế nào?

A. Không phải điều gì cũng nói.

B. Không phải biết gì cũng nói ra.

C. Không tranh luận gay gắt.

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu hỏi 6 :

Đoàn kết tương trợ sẽ giúp chúng ta thế nào?

A. Có thói quen ỷ lại.

B. Có chỗ dựa trọng mọi việc.

C. Có được sự yêu quí của mọi người.

D. Có lối sống giản dị.

Câu hỏi 7 :

Hành vi nào thể hiện tự trọng?

A. Luôn giữ đúng lời hứa.

B. Nói xấu sau lưng người khác.

C. Không thấy xấu hổ hoặc hối hận khi làm điều sai trái.

D. Nịnh nọt để lấy lòng người khác.

Câu hỏi 8 :

Giờ kiểm tra môn toán Vinh thấy Như có đáp án khác mình nên đành xóa đáp án và chép câu trả lời của Như. Việc làm đó thể hiện điều gì ?

A. Vinh là người không tự tin.

B. Vinh là người tiết kiệm.

C. Vinh là người nói khoác.

D. Vinh là người trung thực.

Câu hỏi 10 :

Tự tin có ý nghĩa như thế nào?

A. Có thêm kinh nghiệm.

B. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.

C. Làm rạng rỡ thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 11 :

Đối lập với tự tin là?

A. Tự ti, mặc cảm.

B. Tự trọng.

C. Trung thực.

D. Tiết kiệm.

Câu hỏi 12 :

Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là ?

A. Truyền thống hiếu học.

B. Truyền thống yêu nước.

C. Truyền thống nhân nghĩa.

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 13 :

Hàng năm cứ vào cuối năm học dòng họ D luôn tổ chức tặng quà cho các con, cháu đạt kết quả cao trong học tập. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ.

B. Phô trương cho mọi người biết .

C. Động viên tinh thần và khích lệ con cháu học tập tốt.

D. Cả A và C.

Câu hỏi 14 :

Biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là?

A. Lưu giữ nghề làm gốm.

B. Quảng bá nghề làm phở ra nước ngoài.

C. Truyền lại kinh nghiệm làm nón cho con cháu.

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 15 :

Biểu hiện của việc không giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là?

A. Xóa bỏ các mặt hàng truyền thống thay bằng các mặt hàng nhập khẩu.

B. Bỏ nghề làm bánh đa sang nghề làm đẹp.

C. Bán lại bí quyết làm bánh cuốn cho người nhiều tiền.

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 16 :

Câu tục ngữ : Đi một ngày đàng học một sàng khôn nói về truyền thống nào ?

A. Truyền thống yêu nước.

B. Truyền thống hiếu học.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.

Câu hỏi 17 :

Câu nói: Gia đình là tế bào của xã hội nói về điều gì ?

A. Vai trò quan trọng của gia đình đối với xã hội.

B. Tính chất của gia đình.

C. Mục đích của gia đình.

D. Đặc điểm của gia đình.

Câu hỏi 19 :

Biểu hiện của gia đình văn hóa là?

A. Bố mẹ yêu thương con cái.

B. Con cái có quyền góp ý với bố mẹ những việc lớn trong gia đình.

C. Sống hòa thuận, đoàn kết với hàng xóm láng giềng.

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 20 :

Biểu hiện của gia đình không có văn hóa là?

A. Con cái đánh bố mẹ.

B. Bố mẹ ly thân.

C. Không tham gia các hoạt động tập thể tại địa phương.

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 21 :

Thời xưa, chỉ có con trai mới được đi học còn con gái phải ở nhà cơm nước. Điều kiện đó đến ngày nay có được công nhận là gia đình có văn hóa không ?

A. Có vì chỉ có con trai mới đủ sức khỏe đi học.

B. Có vì con gái yêu đuối nên chỉ phù hợp với việc nhà.

C. Không vì nam và nữ bình đẳng.

D. Cả A và B.

Câu hỏi 22 :

Câu tục ngữ: Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại nói về điều gì ?

A. Lòng biết ơn.

B. Lòng trung thành.

C. Tinh thần đoàn kết.

D. Lòng khoan dung.

Câu hỏi 23 :

Trong kỳ thi học kì I, Dung đã sử dụng tài liệu và đã bị thầy cô phát hiện. Sau đó Dung bị đánh dấu bài và lớp bị hạ thi đua. Trong trường hợp này theo em cô giáo chủ nhiệm và các bạn nên ứng xử như thế nào?

A. Xa lánh bạn Dung.

B. Phạt thật nặng bạn Dung để lần sau bạn không tái phạm.

C. Đề nghị với nhà trường cho bạn Dung chuyển lớp.

D. Khoan dung với Dung và cho Dung có cơ hội sửa sai.

Câu hỏi 24 :

Biểu hiện của khoan dung là?

A. Bỏ qua lỗi nhỏ cho bạn.

B. Nhường nhịn bạn bè và các em nhỏ.

C. Góp ý giúp bạn sửa sai.

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 25 :

Yêu thương con người là gì?

A. Quan tâm người khác.

B. Giúp đỡ người khác.

C. Làm những điều tốt đẹp cho người khác.

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 26 :

Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?

A. Mọi người yêu quý và kính trọng.

B. Mọi người kính nể và yêu quý.

C. Mọi người coi thường.

D. Mọi người xa lánh.

Câu hỏi 28 :

Hành động đưa người già sang đường thể hiện điều gì?

A. Đức tính chăm chỉ, cần cù.

B. Đức tính tiết kiệm.

C. Tinh thần kỷ luật.

D. Lòng yêu thương con người.

Câu hỏi 29 :

Đối với các hành vi: Cố ý đánh người, giết người chúng ta cần phải làm gì ?

A. Lên án, tố cáo.

B. Làm theo.

C. Không quan tâm.

D. Noi gương.

Câu hỏi 30 :

Câu thành ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về điều gì ?

A. Lòng biết ơn đối với thầy cô.

B. Lòng trung thành đối với thầy cô.

C. Căm ghét thầy cô.

D. Giúp đỡ thầy cô.

Câu hỏi 32 :

Biểu hiện của tôn sư trọng đạo là?

A. Chào hỏi thầy cô bất cứ đâu.

B. Đến thăm thầy cô nhân ngày 20/11.

C. Thăm hỏi thầy cô khi thầy cô ốm đau.

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 33 :

Đối lập với tôn sư trọng đạo là ?

A. Trách nhiệm.

B. Vô ơn.

C. Trung thành.

D. Ý thức.

Câu hỏi 34 :

Người có đạo đức là người …và người chấp hành tốt kỉ luật là người …. Trong dấu “…” đó là ?

A. Tự giác tuân thủ kỷ luật và có đạo đức.

B. Có ý thức và trách nhiệm.

C. Có văn hóa và trách nhiệm.

D. Tự giác tuân thủ nội quy và quy chế.

Câu hỏi 35 :

Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?

A. Giúp ta nâng cao phẩm giá.

B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.

C. Được mọi người tin yêu, kính trọng.

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 36 :

Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái thể hiện đức tính gì?

A. Xa hoa, lãng phí.

B. Cần cù, siêng năng.

C. Tiết kiệm.

D. Trung thực.

Câu hỏi 37 :

Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?

A. Vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

B. Nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân.

C. Nhận được sự quý trọng của mọi người.

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 39 :

Hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để cùng làm một việc nào đó được gọi là?

A. Đoàn kết.

B. Tương trợ.

C. Khoan dung.

D. Trung thành.

Câu hỏi 40 :

Hành động giúp bạn nói dối cô giáo để nghỉ học chơi game được gọi là gì?

A. Đoàn kết.

B. Tương trợ.

C. Việc làm xấu.

D. Khoan dung.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK