Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Vật lý Đề thi HK2 môn Vật Lý 9 năm 2021

Đề thi HK2 môn Vật Lý 9 năm 2021

Câu hỏi 1 :

Năng lượng của ánh sáng có thể chuyển hóa trực tiếp thành dạng năng lượng nào sau đây ?

A. Nhiệt năng, hóa năng   

B. Điện năng, hóa năng

C. Cơ năng, hóa năng         

D. Nhiệt năng, hóa năng, cơ năng, điện năng

Câu hỏi 3 :

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt

A. Bị hắt trở lại môi trường cũ.

B. Tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

C. Tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.

D. Bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

Câu hỏi 4 :

Mỗi máy ảnh đều có các bộ phận chính:

A. Vật kính và buồng tối     

B. Vật kính, chỗ đặt phim

C. Vật kính, buồng tối và chỗ đặt phim     

D. Đèn Flash, vật kính và buồng tối

Câu hỏi 5 :

Trên hình vẽ mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng, tia khúc xạ là:

A. Tia SI

B. Tia IR

C. Tia IN 

D. Tia IN’

Câu hỏi 6 :

Xét về mặt quang học, hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là:

A. Giác mạc và lông mi.     

B. Thể thủy tinh và màng lưới.

C. Thể thủy tinh      

D. Giác mạc và con ngươi.

Câu hỏi 7 :

Trong mạch điện kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi:

A. Số đường sức từ xuyên qua mạch là luôn giảm.

B. Số đường sức từ xuyên qua mạch là luôn tăng.

C. Số đường sức từ xuyên qua mạch lúc tăng, lúc giảm.

D. Số đường sức từ xuyên qua mạch là không thay đổi

Câu hỏi 9 :

Hãy nêu các cách làm quay rôto của máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật.

A. Dùng động cơ nổ.

B. Dùng Tua bin nước.

C. Dùng cánh quạt gió.  

D. Cả A, B và C

Câu hỏi 10 :

Công thức tính công suất hao phí trên đường dây tải điện năng đi xa là:

A. Php=R.U2/P

B. Php=R.P2/U2

C. Php=P2.U2/R

D. Cả A, B và C đều sai

Câu hỏi 12 :

Máy phát điện xoay chiều, bắt buộc phải gồm các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện:

A. Cuộn dây dẫn và lõi sắt.   

B. Nam châm điện và sợi dây dẫn

C. Cuộn dây dẫn và nam châm.     

D. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn

Câu hỏi 15 :

Chọn câu đúng trong các câu sau: Tia sáng đi từ môi trường trong suốt này đến môi trường trong suốt khác mà không bị gãy khúc khi :

A. góc tới bằng 450 .   

B. góc tới gần bằng 900 .

C. góc tới bằng 00 .  

D. góc tới có giá trị bất kì.

Câu hỏi 17 :

Khi chiếu chùm ánh sáng màu xanh qua tấm lọc màu đỏ, ở phía sau tấm lọc màu ta thu được ánh sáng gì?

A. Màu đỏ.   

B. Màu xanh.    

C. Màu ánh sáng trắng . 

D. Màu gần như đen

Câu hỏi 18 :

Chọn cách làm đúng trong các cách sau để tạo ra ánh sáng trắng .

A. Trộn các ánh sáng đỏ, lục, lam với nhau .

B. Nung chất rắn đến hàng ngàn độ

C.  Trộn các ánh sáng có màu từ đỏ đến tím với nhau .

D. Cả ba cách làm đều đúng .

Câu hỏi 20 :

Để khắc phục trường hợp trên Nam phải đeo kính gì , có tiêu cự bao nhiêu ?

A. kính cận (TKPK) có f = 115 cm

B. kính cận (TKPK) có f = 11,5 cm

C. kính viễn (TKHT) có f = 115 cm

D. kính viễn (TKHT) có f = 11,5 cm

Câu hỏi 21 :

Để khắc phục tình trạng trên Hải phải đeo kính gì , có tiêu cự bao nhiêu ?

A. kính cận (TKPK) có f = 85 cm

B. kính cận (TKPK) có f = 185 cm

C. kính viễn (TKHT) có f = 85 cm

D. kính viễn (TKHT) có f = 1,85 cm

Câu hỏi 22 :

Khi tia sáng truyền được từ nước sang không khí thì:

A. Góc khúc xạ bằng góc tới.   

B. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

C. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.    

D. Không có góc khúc xạ.

Câu hỏi 23 :

Đặt một vật trước một thấu kính phân kì, ta sẽ thu được :

A. Một ảnh thật, lớn hơn vật. 

B. Một ảnh thật, nhỏ hơn vật.

C. Một ảnh ảo, lớn hơn vật.

D. Một ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

Câu hỏi 24 :

Nếu tăng hiệu điện thế ở 2 đầu đường dây tải điện lên 20 lần thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ:

A. Tăng lên 20 lần.

B. Giảm đi 400 lần.

C. Giảm đi 20 lần. 

D. Tăng lên 400 lần.

Câu hỏi 25 :

Có thể kết luận như câu nào dưới đây:

A. Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa, không nhìn rõ các vật ở gần.

B. Mắt lão nhìn rõ các vật ở gần, không nhìn rõ các vật ở xa

C. Người có mắt tốt nhìn rõ các vật ở xa, không nhìn rõ các vật ở gần.

D. Người có mắt cận nhìn rõ các vật ở xa, không nhìn rõ các vật ở gần.

Câu hỏi 26 :

Ảnh trên phim là ảnh thật, ............ và ...........với vật.

A. nhỏ hơn vật ; ngược chiều

B. nhỏ hơn vật ; cùng chiều

C. bằng vật ; ngược chiều

D. lớn hơn vật ; cùng chiều

Câu hỏi 27 :

Kính lúp là một thấu kính ....... có tiêu cự .....dùng để quan sát các vật...................

A. phân kỳ; ngắn; nhỏ

B. hộ tụ; dài; nhỏ

C. hộ tụ; ngắn; nhỏ

D. hộ tụ; ngắn; lớn

Câu hỏi 29 :

Hiện tượng cảm ứng điện từ có xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây?

A. Một cuộn dây dẫn kín nằm cạnh một thanh nam châm

B. Nối hai cực của một thanh nam châm với hai đầu của một cuộn dây dẫn

C. Đưa 1 cực của pin từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín

D. Cho thanh nam châm rơi từ ngoài vào trong lòng 1 cuộn dây dẫn kín

Câu hỏi 32 :

Chiếu 1 tia sáng từ không khí vào nước với góc tới 60o kết quả nào sau đây là hợp lí?

A. Góc khúc xa r = 600

B. Góc khúc xa r = 40030’

C. Góc khúc xa r = 00

D. Góc khúc xa r = 700

Câu hỏi 33 :

Một vật đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ. Đặc điểm của ảnh của vật tạo bởi thấu kính là

A. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật

B. ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật

C. ảnh thật, cùng chiều, lớn hơn vật

D. ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật

Câu hỏi 34 :

Chiếu 1 chùm tia sáng song song vào 1 thấu kính hội tụ chùm tia ló thu được

A. cùng là chùm song song

B. là chùm hội tụ

C. là chùm phân kỳ

D. là chùm sáng hội tụ tại quang tâm của thấu kính

Câu hỏi 36 :

Điều nào sau đây là đúng khi nói về ảnh của một thấu kính phân kỳ?

A. Vật đặt trong khoảng OF cho ảnh thật ngược chiều với vật

B. Vật đặt trong khoảng OF cho ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật với vật

C. Vật đặt ngoài khoảng OF cho ảnh thật

D.  Tất cả mọi trường hợp vật đặt trước thấu kính phân kỳ đều cho ảnh ảo, cùng chiều, bé hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự OF của thấu kính.

Câu hỏi 37 :

Đặt một vật sáng cách thấu kính hội tụ d=20cm thấu kính có tiêu cự f=15cm ta thu được ảnh gì cách thấu kính bao xa

A. ảnh thật cách thấu kính 90cm

B. ảnh thật cách thấu kính 60cm

C. ảnh ảo cách thấu kính 90cm

D. ảnh ảo cách thấu kính 60cm

Câu hỏi 38 :

Ảnh của một vật hiện lên trên phim trong máy ảnh là

A. ảnh thật ngược chiều vật

B. ảnh thật cùng chiều vật

C. ảnh ảo ngược chiều vật

D. ảnh ảo cùng chiều vật

Câu hỏi 39 :

Chọn câu nói không đúng về kính lúp.

A. kính lúp dùng quan sát các vật nhỏ

B. kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn

C. dùng kính lúp để nhìn các vật nhỏ thì ảnh quan sát được là ảnh thật

D. độ bội giác của kính lúp càng lớn thì ảnh quan sát được cáng lớn.

Câu hỏi 41 :

Điều nào không đúng nói về mắt?

A. hai bộ phận quan trọng của mắt là thủy tinh thể và màng lưới

B. thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ làm bằng vật chất trong suốt và mềm

C. màng lưới là một màng mà khi ta nhìn thấy ảnh của vật sẽ thể hiện rõ trên đó

D. thủy tinh thể ở mắt đóng vai trò như buồng tối ở máy ảnh

Câu hỏi 42 :

Một người cận thị, điểm xa nhất mà người đó nhìn rõ là 0,5m. Người đó muốn khắc phục tật cận thị phải lựa chọn kính như thế nào ?

A. kính hội tụ có tiêu cự f = 1m

B. kính phân kỳ có tiêu cự f = 1m

C. kính phân kỳ có tiêu cự f = 0,5m

D. kính hội tụ có tiêu cự f = 0,5m

Câu hỏi 43 :

Trong các nguồn sáng sau, nguồn nào phát ra ánh sáng trắng?

A. Bóng đèn pin

B. Đèn LED

C. Bút lade

D. Khúc xa ánh sáng

Câu hỏi 44 :

Khi nào ta nhìn thấy một vật có màu đỏ?  

A. Khi vật đó khúc xạ ánh sáng màu đỏ

B.  Khi vật đó tán xạ tất cả các ánh sáng trừ màu màu đỏ

C. Khi ánh sáng màu đỏ từ vật đó truyền đến mắt ta

D. Khi vật đó hấp thụ ánh sáng màu đỏ

Câu hỏi 45 :

Lăng kính và đĩa CD có tác dụng gì

A. tổng hợp ánh sáng

B. nhuộm màu ánh sáng

C. phân tích ánh sáng

D. khúc xạ ánh sáng  

Câu hỏi 46 :

Tác dụng nào sau đây của ánh sáng là tác dụng sinh học?

A. Ánh sáng mặt trời chiếu vào cơ thể sẽ làm cơ thể nóng lên.

B. Ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm chiếu vào cơ thể trẻ em sẽ chống được bệnh còi xương

C. Ánh sáng mặt trời chiếu vào pin quang điện sẽ làm cho nó phát điện

D. Ánh sáng mặt trời làm ion hóa các chất khí của bầu khí quyển

Câu hỏi 47 :

Vật màu đỏ có đặc điểm nào sau đây?

A. tán xạ kém ánh sáng màu đỏ và tán xạ mạnh ánh sáng các màu khác

B. tán xạ mạnh ánh sáng màu đỏ và tán xạ kém ánh sáng màu khác

C. tán xạ mạnh tất cả các màu

D. tán xạ kém tất cả các màu

Câu hỏi 48 :

Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm nào sau đây? Chiếu một chùm tia sáng

A. vào gương phẳng

B. qua một tấm thủy tinh mỏng

C. qua một lăng kính

D. qua một thấu kính phân kỳ

Câu hỏi 50 :

Trong những biểu hiện sau đây, biểu hiện nào là biểu hiện của năng lượng?

A. Truyền được âm

B. Làm cho vật nóng lên

C. Phản chiếu ánh sáng

D. Tán xạ được ánh sáng

Câu hỏi 51 :

Một ô tô đang chạy thì tắt máy đột ngột, xe chạy thêm một đoạn nữa rồi dừng hẳn. Định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này có đúng không?

A. Đúng, vì thế năng của xe luôn không đổi

B. Đúng, vì động năng của xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát

C. Không đúng, vì động năng của xe giảm dần

D. Không đúng vì khi tắt máy động năng của xe đã dần chuyển hóa thành thế năng

Câu hỏi 53 :

Với TN được bố trí như hình vẽ, dòng điện cảm ứng xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong trường hợp nào dưới đây? 

A. Thanh nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục PQ.

B. Thanh nam châm và cuộn dây chuyển động cùng chiều luôn cách nhau một khoảng không đổi

C. Thanh nam châm và cuộn dây đều quay quanh trục PQ

D. Thanh nam châm đứng yên, cuộn dây quanh quanh trục AB

Câu hỏi 54 :

Chiều dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín phụ thuộc vào

A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây nhiều hay ít

B. Chiều của đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây

C. Số vòng dây nhiều hay ít

D. Cuộn dây quay hay nam châm quay

Câu hỏi 57 :

Khi góc tới bằng 0o. Góc khúc xạ sẽ bằng

A. 0o

B. 300

C. 900

D. 1800

Câu hỏi 58 :

Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là  

A. ảnh thật, ngược chiều với vật

B. ảnh thật, cùng chiều với vật

C. ảnh ảo, ngược chiều với vật

D. ảnh ảo, cùng chiều với vật

Câu hỏi 59 :

Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 8cm. Thấu kính cho ảnh ảo khi

A. vật đặt cách thấu kính 4cm

B. vật đặt cách thấu kính 12cm

C. vật đặt cách thấu kính 16cm

D. vật đặt cách thấu kính 24cm

Câu hỏi 61 :

Tia sáng nào sau đây truyền không đúng khi đi qua thấu kính phân kỳ?

A. Chùm tia tới song song với trục chính, cho chùm tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm F’

B. Chùm tia tới hướng đúng tiêu điểm F, chùm tia ló song song với trục chính.

C. Chùm tia đi qua quang tâm, cho tia ló khúc xạ đi qua tiêu điểm.

D.  Tia tới trùng với trục chính, tia ló truyền thẳng.

Câu hỏi 63 :

Biết tiêu cự của kính cận thị bằng khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn của mắt, thấu kính nào dưới đây có thể làm kính cận thị

A. Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 40cm

B. Thấu kính hội tụ  có tiêu cự 40cm

C. Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 5cm

D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 5cm

Câu hỏi 64 :

Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là gì?

A. Đặt một nam châm ở gần cuộn dây.

B. Đặt một nam châm ở trong lòng cuộn dây.

C. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây lớn

D. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên

Câu hỏi 66 :

Khung dây của một động cơ điện 1 chiều quay được vì lý do nào dưới đây?  

A. Khung dây bị nam châm hút

B. Khung dây bị nam châm đẩy

C. Hai cạnh đối diện của khung dây bị hai lực từ ngược chiều tác dụng

D. Hai cạnh đối diện của khung dây bị hai lực từ cùng chiều tác dụng 

Câu hỏi 67 :

Ảnh của 1 vật khi nhìn qua kính lúp là

A. ảnh thật, lớn hơn vật

B. ảnh ảo, lớn hơn vật

C. ảnh thật, nhỏ hơn vật

D. ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

Câu hỏi 68 :

Lựa chọn định nghĩa nào đúng nhất khi nói về nam châm điện?

A. Nam châm điện gồm 1 ống dây dẫn, trong đó có 1 lõi thép

B. Nam châm điện là 1 thanh thép được dòng điện làm nhiễm từ

C. Nam châm điện là 1 nam châm có từ tính mạnh hơn nam châm vĩnh cửu

D. Nam châm điện gồm 1 dây dẫn có dòng điện 1 chiều chạy qua trong đó có lõi sắt non.

Câu hỏi 69 :

Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau: Thể thủy tinh của mắt

A. là một thấu kính hội tụ

B. có độ cong thay đổi được

C. có tiêu cự không đổi

D. có tiêu cự có thể thay đổi được.

Câu hỏi 73 :

Trong 4 nguồn sáng sau đây, nguồn nào không phát ánh sáng trắng?

A. Bóng đèn pin đang sáng

B. Bóng đèn ống thông dụng

C. Bóng đèn LED

D. Một ngôi sao

Câu hỏi 74 :

Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm nào sau đây?

A. Vào 1 gương phẳng

B. Qua 1 tấm thủy tinh mỏng

C. Qua 1 lăng kính

D. Qua 1 thấu kính phân kỳ

Câu hỏi 76 :

Trường hợp nào sau đây là do tác dụng quang điện của ánh sáng?   

A. Sấy, phơi khô các vật dụng

B. Ion hóa các chất khí ở tầng cao khí quyển

C. Tắm nắng để chữa bệnh còi xương ở trẻ em

D. Dùng tia tử ngoại để diệt trùng các dụng cụ y tế.   

Câu hỏi 77 :

Khi động cơ điện hoạt động thì có sự chuyển hóa năng lượng nào dưới đây?

A. Cơ năng thành điện năng

B. Điện năng thành hóa năng

C. Nhiệt năng thành điện năng

D. Điện năng thành cơ năng

Câu hỏi 78 :

Dụng cụ điện nào khi hoạt động, điện năng chỉ biến đổi thành nhiệt năng

A. Máy khoan bê tông

B. Quạt điện

C. Máy cơ điện

D. Bàn là điện

Câu hỏi 79 :

Chỉ ra kết luận không đúng trong các kết luận sau?

A. Dạng năng lượng ban đầu là điện năng

B. Dạng năng lượng cuối cùng thu được là điện năng

C. Dạng năng lượng hao phí là nhiệt năng tỏa ra ở các cuộn dây

D. Lượng điện năng tiêu hao lớn hơn lượng điện năng thu được.

Câu hỏi 80 :

Dụng cụ nào sau đây có thể biến biến đổi điện năng thành cơ năng?

A. Máy sấy tóc

B. Đi- na- mô xe đạp

C. Máy hơi nước

D. Động cơ bốn kỳ

Câu hỏi 82 :

Trường hợp nào sau đây dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín không đổi chiều:

A. Đang tăng mà giảm

B. Đang giảm mà tăng

C. Đang tăng và tăng hơn nữa

D. Trường hợp A, B là đúng

Câu hỏi 83 :

Rơ – le điện từ trong mạch điện đóng vai trò gì?

A. Phát ra tiếng còi báo động khi có dòng điện quá lớn chạy qua mạch điện

B. Tự động đóng, ngắt, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện

C. Cung cấp điện cho mạch điện

D. Hút tất cả các vật làm bằng kim loại có trong mạch điện.

Câu hỏi 84 :

Máy phát điện xoay chiều cấu tạo gồm các bộ phận chính nào dưới đây?

A. nam châm vĩnh cửu và 2 thanh quét

B. ống dây điện có lõi sắt và hai vành khuyên

C. cuộn dây dẫn và nam châm

D. cuộn dây dẫn và lõi sắt

Câu hỏi 85 :

Khi cho dòng điện xoay chiều vào cuộn dây dẫn ở hình 2 thì miếng sắt A ở trạng thái nào dưới đây

A. không bị hút không bị đẩy

B. bị đẩy ra

C. bị hút chặt

D. bị hút đẩy luôn phiên

Câu hỏi 87 :

Chọn cách vẽ đúng trên hình sau về đường đi của tia sáng.

A. Hình A

B. Hình B

C. Hình C

D. Hình D

Câu hỏi 88 :

Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kỳ cho tia ló có đặc điểm nào dưới đây?

A. Đi qua tiêu điểm

B. Song song trục chính

C. Đi qua quang tâm

D. Có đường kéo dài đi qua tiêu điểm

Câu hỏi 89 :

Chọn cách vẽ đúng trên hình A, B và C sau:

A. Hình A

B. Hình B

C. Hình B và C

D. Hình C

Câu hỏi 91 :

Mắt cận muốn hình rõ cách vật ở vô cực mà không cần điều tiết thì phải đeo kính:

A. Hội tụ có tiêu cự f = OCv

B. Hội tụ có tiêu cự f = OCc

C. Phân kỳ có tiêu cự f = OCv

D. Phân kỳ  có tiêu cự f = OCc

Câu hỏi 92 :

Sự điều tiết của mắt có tác dụng gì?

A. Làm tăng độ lớn của vật

B. Làm ảnh của vật hiện rõ nhất trên màng lưới

C. Làm tăng khoảng cách đến vật

D. Làm giảm khoảng cách đến vật

Câu hỏi 93 :

Khi nhìn một vật qua kính lúp thì ảnh có đặc điểm gì

A. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật

B. ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật

C. ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật

D.  ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật

Câu hỏi 94 :

Trong các trường hợp nào sau đây, chùm tia sáng trắng không bị phân tích thành các chùm sáng có màu khác nhau? Cho chùm sáng trắng

A. Đi qua một lăng  kính

B. Phản xạ trên một gương phẳng

C. Phản xạ trên mặt ghi âm của một đĩa CD

D. Chiếu vào các váng dầu, mơ hay bong bóng xà phòng

Câu hỏi 95 :

Để thu được ánh sáng màu đỏ ta phải làm như thế nào

A. Chiếu ánh sáng đỏ quan tấm lọc màu trắng

B. Chiếu ánh sáng đỏ hoặc ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ

C. Cả hai cách A và B

D. Chiếu ánh sáng trắng quakính lọc màu khác màu đỏ

Câu hỏi 96 :

Nguồn năng lượng nào dưới đây chưa thể dùng cung cấp làm nhà máy điện

A. Năng lượng của gió thổi

B. Năng lượng của dòng nước chảy

C. Năng lượng của sóng thần

D. Năng lượng của than đá

Câu hỏi 97 :

Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng hay khi vật đó có khả năng

A. Làm tăng thể tích vật khác

B. Làm nóng một vật khác

C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động

D. Nổi được trên mặt nước

Câu hỏi 100 :

Trong máy phát điện xoay chiều có roto là nam châm, khi máy hoạt động quay nam châm thì có tác dụng gì?

A. Tạo ra từ trường

B. Làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây tăng

C. Làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây giảm

D. Làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây biến thiên.

Câu hỏi 104 :

Đặt vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là 

A. ảnh thật, ngược chiều với vật

B. ảnh thật, cùng chiều với vật

C. ảnh ảo, ngược chiều với vật

D. ảnh ảo, cùng chiều với vật

Câu hỏi 106 :

Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là 

A. ảnh thật, ngược chiều với vật

B. ảnh thật, cùng chiều với vật

C. ảnh ảo, ngược chiều với vật

D. ảnh ảo, cùng chiều với vật

Câu hỏi 107 :

Điều nào sau đây là không đúng khi nói về máy ảnh?

A. máy ảnh là dụng cụ để thu ảnh của vật trên phim

B. hai bộ phận quan trọng của máy ảnh là vật kính và buồng tối

C. vật kính của máy ảnh là 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn

D. ảnh thu được trên phim là ảnh ảo.

Câu hỏi 108 :

Đặc điểm nào sau đây không phải là của mắt lão?

A. chỉ nhìn được vật ở trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn

B. nhìn rõ những vật ở xa nhưng không nhìn rõ vật ở gần mắt

C. có điểm cực cận xa mắt hơn so với mắt bình thường

D. có khoảng cực cận lớn hơn so với mắt bình thường

Câu hỏi 109 :

Câu nào dưới đây về màu sắc là không đúng?

A. Màu trắng tán xạ tốt mọi ánh sáng (trắng đỏ vàng lục lam)

B. Vật có màu đen không tán xạ ánh sáng

C. Vật có màu xanh tán xạ hoàn toàn ánh sáng trắng

D. Vật có màu nào (trừ màu đen) thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó.

Câu hỏi 110 :

Kính lúp có số bội giác 2,5x thì tiêu cự bằng

A. 10cm

B. 20cm

C. 500cm

D. 100cm

Câu hỏi 111 :

Trong ba nguồn sáng bút laze, mặt trời, đèn dây tóc nóng sáng thì nguồn nào phát ánh sáng trắng?

A. Bút laze, mặt trời

B. Chỉ mặt trời

C. Mặt trời, đèn dây tóc nóng sáng

D. Chỉ đèn dây tóc nóng sáng.

Câu hỏi 112 :

Nhà máy phát điện nào thường gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất?

A. Nhà máy phát điện gió

B. Nhà máy phát điện dùng pin mặt trời

C. Nhà máy thủy điện

D. Nhà máy nhiệt điện.

Câu hỏi 113 :

Một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng có những dạng năng lượng nào?

A. Nhiệt năng, động năng và thế năng.

B. Chỉ có điện năng và thế năng

C. Chỉ có nhiệt năng và động năng

D. Chỉ có động năng.

Câu hỏi 114 :

Khi máy bơm nước hoạt động, điện năng chủ yếu biến đổi thành dạng nào dưới đây?

A. Năng lượng ánh sáng

B. Nhiệt năng

C. Hóa năng

D.  Cơ năng

Câu hỏi 117 :

Trường hợp nào dưới đây quả bóng không có cơ năng?

A. Quả bóng nằm yên trên sân

B. Quả bóng đang lăn trên sân chậm dần

C. Quả bóng đang lăn trên sân nhanh dần

D. Quả bóng nảy lên và rơi xuống.

Câu hỏi 118 :

Trong quá trình quả bóng rơi xuống và nảy lên, độ cao giảm dần do

A. Cơ năng của quả bóng chuyển hóa thành nhiệt năng

B. Lực hút của trái đất tác dụng lên quả bóng

C. Chỉ có sự chuyển hóa động năng thành thế năng và ngược lại

D. Động năng bị mất dần đi.

Câu hỏi 119 :

Chọn câu phát biểu đúng nhất về bảo toàn năng lượng?

A. Khi chuyển hóa thành bất kỳ dạng năng lượng nào, năng lượng cũng đều được bảo toàn.

B. Muốn thu được một dạng năng lượng này thì phải tiêu hao một dạng năng lượng khác.

C. Mọi quá trình biến đổi trong tự nhiên đều kèm theo sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu hỏi 120 :

Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của vật có năng lượng?

A. Khi vật thực hiện công

B. Vật cho ánh sáng truyền qua

C. Khi vật đang chuyển động chậm

D. Nước đá đang tan

Câu hỏi 121 :

Năng lượng cần thiết cho cuộc sống vì 

A. Năng lượng làm cho các máy móc hoạt động được

B. Năng lượng làm cho các loại xe cộ, phương tiện giao thông chuyển động được

C. Năng lượng làm cho tất cả các thiết bị hoạt động được

D. Tất cả lí do A, B, C .

Câu hỏi 122 :

Trong trường hợp nào sau đây không phải thế năng biến thành động năng

A. Thả hòn đá từ trên cao xuống

B. Đi xe đạp từ trên dốc xuống chân dốc

C. Dòng nước đổ từ thác nước xuống

D. Viên đạn bay cắm vào bia

Câu hỏi 123 :

Ta trực tiếp nhận biết được năng lượng nhờ những biểu hiện nào sau đây

A. Khi vật thực hiện công hoặc nóng lên

B. Khi vật nóng lên hoặc phản chiếu ánh sáng

C. Khi vật có dòng điện chạy qua hoặc dẫn nhiệt

D. Tất cả các biểu hiện trên đều đúng

Câu hỏi 124 :

Ta nhận biết trực tiếp được một vật có điện năng khi vật đó có khả năng

A. Làm tăng thể tích vật khác

B. Làm phát sáng một vật khác

C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động

D. Làm nóng một vật khác

Câu hỏi 125 :

(1)….Không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ (2)… từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác

A. (1)điện lượng; (2) tác dụng

B. (1)dòng điện; (2) biến đổi

C. (1)cơ năng; (2) truyền

D. (1)năng lượng; (2)biến đổi

Câu hỏi 127 :

Xét 1 tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i và r là góc tới và góc khúc xạ. điều nào sau đây là sai?

A.  i > r

B. khi i tăng thì r cũng tăng

C. khi i tăng thì r giảm

D. khi i = 00 thì r = 00

Câu hỏi 128 :

Trong các hiện tượng khúc xạ ánh sáng ta có: tia khúc xạ nằm  

A. trong mặt phẳng tới

B. trong cùng mặt phẳng với tia tới

C. trong mặt phẳng phân cách của hai môi trường

D. bên kia pháp tuyến của mặt phẳng phân cách so với tia tới.

Câu hỏi 129 :

Vật sáng AB hình mũi tên đặt vuông góc với trục chính của TKPK. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có tính chất gì? Chọn câu trả lời đúng nhất?

A. ảnh thật, cùng chiều với vật

B. ảnh thật, ngược chiều với vật

C. ảnh ảo, cùng chiều với vật

D. ảnh ảo, ngược chiều với vật

Câu hỏi 130 :

Ảnh A’B’ của AB đặt vuông góc với trục chính của 1 TKPK như thế nào? Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau?

A. Lớn hơn vật, cùng chiều với vật

B. Nhỏ hơn vật, cùng chiều với vật

C. Nhỏ hơn vật, ngược chiều với vật

D. Một câu trả lời khác.

Câu hỏi 132 :

Điều nào dưới dây là không đúng với thấu kính hội tụ?

A. Thấu kính có phần giữa dày hơn phần rìa

B. Chùm tia sáng tới song song cho một chùm tia khúc xạ ló ra hội tụ tại một điểm

C. Vật sáng nằm trong khoảng tiêu cụ OF cho ảnh ảo

D. Đối với thấu kính hội tụ khi vật sáng nằm ngoài khoảng tiêu cụ OF thì luôn luôn cho ảnh ảo

Câu hỏi 133 :

Điều nào dưới dây là không đúng với thấu kính phân kỳ ?

A. Thấu kính có phần giữa mỏng hơn phần rìa

B. Chùm tia sáng tới song song cho một chùm tia khúc xạ ló ra hội tụ tại một điểm.

C. Tia sáng đi qua quang tâm truyền thẳng.

D. Vật sáng qua thấu kính phân kỳ luôn cho một ảnh ảo.

Câu hỏi 134 :

Điều nào sau đây không đúng khi nói về ảnh cho bởi 1 thấu kính hội tụ?

A. Vật đặt trong khoảng OF luôn cho 1 ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật

B. Vật đặt ở F’ cho 1 ảo ở vô cực

C. Vật đặt trong khoảng từ F đến 2F luôn cho 1 ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật

D. Vật đặt ngoài đoạn OF luôn cho 1 ảnh thật ngược chiều với vật.

Câu hỏi 138 :

Con người có thể biết được một vật có năng lượng khi vật có

A. Khả năng thực hiện công hay làm nóng vật khác

B. Cơ năng và điện năng

C. Quang năng và điện năng

D. Khả năng truyền nhiệt

Câu hỏi 139 :

Vì sao điện năng lại được sử dụng rất rộng rãi trong thực tế?

A. Điện năng dễ biến đổi thành các dạng năng lượng khác

B. Điện năng dễ sản xuất và truyền tải

C. Điện năng được sử dụng nhiều trong các công trình công nghiệp hiện đại như: tự động hóa, vô tuyến điện, viễn thông, công nghệ thông tin

D. Vì tất cả các lí do trên.

Câu hỏi 140 :

Trường hợp nào sau đây vật không có cơ năng?

A. Quả bóng đặt ở chấp 11m

B. Bánh xe đang lăn trên đường

C. Lò so bị nén

D. Viên đạn đang bay

Câu hỏi 141 :

Chỉ ra kết luận không đúng. Khi máy biến thế hoạt động thì:

A. Dạng năng lượng ban đầu là điện năng

B. Dạng năng lượng cuối cùng thu được là điện năng

C. Dạng năng lượng hao phí là nhiệt năng tỏa ra cuộn dây

D. Lượng điện năng thu được lớn hơn điện năng thu vào

Câu hỏi 142 :

Một ô tô đang chạy thì tắt máy đột ngột, xe chạy một đoạn nữa rồi dừng hẳn. Định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này có đúng không?

A. Đúng, vì thế năng của xe luôn không đổi

B. Đúng, vì động năng của xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát

C. Không đúng vì động năng của xe giảm dần

D. Không đúng vì khi tắt máy động năng của xe đã chuyển hóa thành thế năng

Câu hỏi 146 :

Quan sát 1 con cá vàng đang bơi trong bể nước, ánh sáng truyền từ con cá đến mắt tuân theo hiện tượng nào?

A. Phản xạ ánh sáng

B. Khúc xạ ánh sáng

C. Luôn truyền thẳng

D. Không tuân theo hiện tượng nào.

Câu hỏi 147 :

Nhìn một ngọn đèn phát ra ánh sáng xanh qua kính lọc màu đỏ ta sẽ thấy gì?

A. Màu gần như đen

B. Màu xanh

C. Màu đỏ

D. Màu trắng.

Câu hỏi 148 :

Các tấm lọc màu có tác dụng gì?

A. Cho ánh sáng cùng màu của tấm lọc truyền qua

B. Trộn màu ánh sáng truyền qua

C. Giữ nguyên màu ánh sáng truyền qua

D. Phát ra ánh sáng màu cùng màu tấm lọc.

Câu hỏi 149 :

Hiện tượng nào sau đây không phải là sự phân tích ánh sáng trắng ?

A. Hiện tượng cầu vồng

B. Màu trên màng mỏng bong bóng xà phòng

C. Màu trên lớp váng dầu

D. Ánh sáng qua lớp nước.

Câu hỏi 151 :

Chọn câu sai trong các câu sau về sự tán xạ?

A. Vật màu trắng tán xạ tốt với mọi ánh sáng

B. Vật màu đen không tán xạ ánh sáng

C. Vật màu xanh tán xạ kém ánh sáng trắng

D. Vật có màu nào (trừ màu đen), thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó.

Câu hỏi 152 :

Trong công việc nào dưới đây, ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng?

A. Đưa một chậu cây ra ngoài sân phơi cho đỡ cớm

B. Kê bàn học cạnh cửa sổ cho sáng

C. Phơi thóc ngoài sân khi trời nắng to

D. Cho ánh sáng chiếu vào bộ pin mặt trời của máy tính để nó hoạt động.

Câu hỏi 153 :

Các vật có màu sắc khác nhau là vì:

A. Vật có khả năng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu

B. Vật không tán xạ bất kỳ ánh sáng màu nào

C. Vật phát ra các màu khác nhau.

D. Vật có khả năng tán xạ lọc lựa các ánh sáng màu.

Câu hỏi 154 :

Chỉ ra các kết luận sai trong các kết luận sau về sự tán xạ của vật đen?

A. Vật màu đen không tán xạ bất kỳ ánh sáng nào

B. Ta “nhìn thấy” vật màu đen là do vật đó đặt giữa những vật sáng khác.

C. Chiếu ánh sáng trắng lên vật màu đen thì không có ánh sáng nào truyền đến mắt ta.

D. Vật màu đen tán xạ mạnh ánh sáng màu đen.

Câu hỏi 155 :

Chỉ ra các kết luận sai trong các kết luận sau về sự hấp thụ năng lượng của các vật?

A. Các vật màu đen hấp thụ năng lượng ánh sáng mạnh nhất

B. Các vật màu trắng hấp thụ năng lượng ánh sáng ít nhất

C. Các vật có màu sắc khác nhau thì khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng khác nhau.

D. Các vật nói chung không hấp thụ năng lượng ánh sáng

Câu hỏi 156 :

Điện năng có thể biến đổi thành dạng:

A. Cơ năng và hóa năng

B. Quang năng và nhiệt năng

C. Cơ năng và nhiệt năng

D. Các dạng năng lượng ở trường hợp A, B, C

Câu hỏi 157 :

Bếp đun cải tiến lợi hơn bếp kiềng 3 chân vì lý do nào sau đây?

A. Bếp đun được các loại nồi to hơn

B. Bếp đun có công suất lớn hơn nên mau sôi hơn

C. Bếp đun này không có khói

D. Bếp đun giữ được nhiệt, ít mất mát ra ngoài nên tiết kiệm hơn.

Câu hỏi 158 :

Con người có thể trực tiếp nhận biết các dạng năng lượng:

A. Cơ năng và điện năng

B. Nhiệt năng và điện năng

C. Quang năng và điện năng

D. Cơ năng và nhiệt năng.

Câu hỏi 159 :

Một vật trượt có ma sát trên mặt phẳng nghiêng có những dạng năng lượng nào?

A. Nhiệt năng, điện năng, và thế năng.

B. Chỉ có điện năng và thế năng

C. Chỉ có nhiệt năng và điện năng

D. Chỉ có điện năng.

Câu hỏi 162 :

Dòng điện xoay chiều có tác dụng gì ? Hãy chỉ ra kết luận không đúng?

A.  Tác dụng nhiệt và tác dụng hóa học

B. Tác dụng quang

C. Tác dụng từ

D.  Tác dụng sinh lí

Câu hỏi 163 :

Máy biến thế không hoạt động được với hiệu điện thế (nguồn điện) thế nào?

A. Hiệu điện thế một chiều

B. Hiệu điện thế nhỏ

C. Hiệu điện thế lớn

D. Hiệu điện thế xoay chiều

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK