Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 1 (có đáp án): Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy !!

Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 1 (có đáp án): Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy...

Câu hỏi 1 :

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về loài Vượn cổ trong quá trình tiến hóa thành con người?

 A. Sống cách đây 6 triệu năm.

 B. Có thể đứng và đi bằng 2 chân.

 C. Tay được dùng để cầm nắm.

 D. Chia thành các chủng tộc lớn.

Câu hỏi 2 :

Xương hóa thạch của loài vượn cổ được tìm thấy ở đâu?

 A. Đông Phi, Tây Á, Bắc Á.

 B. Đông Phi, Tây Á, Đông Nam Á.

 C. Đông Phi, Việt Nam, Tây Á.

 D. Tây Á, Trung Á, Bắc Mĩ.

Câu hỏi 3 :

Di cốt của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?

A. Đông Phi, Trung Quốc, Bắc Âu.

B. Đông Phi, Tây Á, Bắc Âu.

C. Đông Phi, Trung Quốc, Đông Nam Á.

D. Tây Á, Trung Quốc, Bắc Âu.

Câu hỏi 4 :

Về cấu tạo cơ thể, người tối cổ có bước tiến hóa hơn loài vượn cổ ở điểm nào?

A. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể. 

B. Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao.

C. Hộp sọ lớn hơn, hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

D. Đã đi, đứng bằng hai chân, đôi bàn tay được giải phóng hoàn toàn.

Câu hỏi 5 :

Trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người, Người tối cổ được đánh giá như thế nào?

A. Vẫn chưa thoát thai khỏi loài vượn.

B. Là bước chuyển tiếp từ vượn thành người.

C. Là những chủ nhân đầu tiên trong lịch sử loài người.

D. Là những con người thông minh.

Câu hỏi 6 :

Người tối cổ đã tạo ra công cụ lao động như thế nào?

A. Lấy những mảnh đá, hòn cuội có trong tự nhiên làm công cụ.

 B. Ghè, đẽo một mặt mảnh đá hay hòn cuội để làm công cụ.

 C. Ghè đẽo, mài một mặt mảnh đá hay hòn cuội để làm công cụ.

 D. Ghè đẽo, mài cẩn thận hai mặt mảnh đá để làm công cụ.

Câu hỏi 7 :

Nội dung nào không phản ánh đúng công dụng của những chiếc rìu đá của Người tối cổ?

A. Chặt cây cối.

B. Dùng làm vũ khí tự vệ.

C. Dùng làm công cụ gieo hạt. 

D. Tấn công các con thú để tạo ra thức ăn.

Câu hỏi 8 :

Phát minh quan trọng nhất, giúp cải thiện cuộc sống của Người tối cổ là

A. biết chế tác công cụ lao động.

B. biết cách tạo ra lửa.

C. biết chế tác đồ gốm.

D. biết trồng trọt và chăn nuôi.

Câu hỏi 9 :

Vai trò quan trọng nhất của lao động trong quá trình hình thành loài người là

A. giúp cho đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng ổn định và tiến bộ hơn.

B. giúp con người từng bước khám phá, cải tạo thiên nhiên để phục vụ cuộc sống của mình.

C. giúp con người tự cải biến, hoàn thiện mình, tạo nên bước nhảy vọt từ vượn thành người.

D. giúp cho việc hình thành và cố kết mối quan hệ cộng đồng của con người phát triển nhanh chóng.

Câu hỏi 10 :

Hợp quần xã hội đầu tiên của con người được gọi là

A. bầy người nguyên thủy.

B. xã hội sơ khai. 

C. bộ lạc.

D. thị tộc.

Câu hỏi 11 :

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của bầy người nguyên thủy?

A. Có người đứng đầu mỗi bầy người.

 B. Có phân công lao động giữa nam và nữ.

 C. Sống quây quần theo quan hệ ruột thịt.

 D. Có sự phân hóa giàu nghèo.

Câu hỏi 12 :

Thành ngữ nào dưới đây phản ánh đúng nhất tình trạng đời sống của Người tối cổ?

A. Ăn lông ở lỗ.

 B. Ăn sống nuốt tươi.

 C. Nay đây mai đó.

 D. Man di mọi dợ.

Câu hỏi 13 :

Người tối cổ trở thành Người tinh khôn khi

A. hai chân đứng thẳng, hai tay được giải phóng.

 B. loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.

 C. biết chế tác công cụ lao động.

 D. biết săn thú, hái quả để làm thức ăn.

Câu hỏi 14 :

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về cấu tạo cơ thể của Người tinh khôn?

 A. Xương cốt nhỏ hơn xương của Người tối cổ.

 B. Đôi bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt.

 C. Hộp sọ lớn hơn, hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

 D. Cơ thể gọn và linh hoạt, thích hợp với các hoạt động phức tạp.

Câu hỏi 16 :

Có sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc là do

 A. sự khác nhau về trình độ hiểu biết.

 B. di truyền từ đời này qua đời khác. 

 C. sự thích ứng lâu dài của con người với điều kiện tự nhiên.

 D. điều kiện sống và hiểu biết của con người khác nhau.

Câu hỏi 17 :

Trong chế tác công cụ lao động ở cuối thời đá cũ, Người tinh khôn đã biết làm gì?

 A. Lấy những mảnh đá, hòn cuội có sẵn trong tự nhiên để làm công cụ.

 B. Ghè, đẽo một mảnh đá hoặc hòn cuội để làm công cụ

 C. Ghè đẽo hai rìa của một mặt mảnh đá để làm công cụ.

 D. Ghè đẽo, mài cẩn thận hai mặt mảnh đá để làm công cụ.

Câu hỏi 19 :

Hãy ghép thông tin hai cột với nhau cho phù hợp:

A. 1-b; 2-a,c; 3-d,e.

 B. 1-a,c; 2-b; 3-d,e.

 C. 1- c, e; 2-d,a; 3-b.

 D. 1-a,b; 2-c; 3-d,e.

Câu hỏi 20 :

Nội dung nào dưới đây không phản ánh thành tựu mà con người đạt được trong thời kì đá mới?

 A. Biết làm đồ gốm.

 B. Phát minh ra lửa.

 C. Biết đan lưới và làm chì lưới đánh cá.

 D. Phát minh ra cách mài nhẵn đá thành hình công cụ.

Câu hỏi 21 :

Các nhà khảo cổ coi thời đá mới là một cuộc cách mạng vì

 A. thời kì này xuất hiện những loại hình công cụ mới.

 B. con người biết đan lưới đánh cá, biết làm đồ gốm.

 C. có những thay đổi căn bản trong kĩ thuật chế tác công cụ.

 D. con người có những sáng tạo lớn lao, sống tốt hơn, vui hơn.

Câu hỏi 22 :

Nội dung nào không phản ánh đúng những thay đổi trong đời sống con người thời đá mới?

 A. Chuyển từ săn bắt, hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi.

 B. Biết làm quần áo để mặc, làm nhà để ở, làm đồ trang sức.

 C. Biết sáng tạo trong cuộc sống tinh thần.

 D. Bắt đầu hình thành những tín ngưỡng, tôn giáo nguyên thủy.

Câu hỏi 23 :

Bước nhảy vọt đầu tiên trong quá trình tiến hóa của loài người là sự chuyển biến

 A. từ Vượn thành Vượn cổ.

 B. từ Vượn cổ thành Người tối cổ.

 C. từ Người tối cổ thành Người tinh khôn.

 D. từ Người hiện đại thành Người tinh khôn.

Câu hỏi 24 :

Bước nhảy vọt thứ hai trong quá trình tiến hóa của loài người là sự chuyển biến từ

 A. Vượn thành Vượn cổ.

 B. Vượn cổ thành Người tối cổ.

 C. Người tối cổ thành Người tinh khôn.

 D. Người tinh khôn thành Người hiện đại.

Câu hỏi 25 :

Hãy ghép mốc thời gian và giai đoạn phát triển của người nguyên thủy cho phù hợp:

A. 1-b, 2-a, 3-d, 4-c.

 B. 1-c, 2- a, 3-d, 4-b.

 C. 1-c, 2-d, 3-b, 4-a.

 D. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d.

Câu hỏi 26 :

Ở Việt Nam tìm thấy công cụ bằng đá của

 A. Vượn cổ.

 B. Người tối cổ.

 C. Người tinh khôn giai đoạn đầu.

 D. Người tinh khôn giai đoạn đá mới.

Câu hỏi 27 :

Ở Việt Nam đã tìm thấy xương hóa thạch của

 A. Vượn cổ.

 B. Người tối cổ.

 C. Người tinh khôn giai đoạn đầu.

 D. Vượn cổ và Người tối cổ.

Câu hỏi 28 :

Những địa điểm tìm thấy dấu vết của người nguyên thủy ở Việt Nam bao gồm

 A. hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn), Núi Đọ (Thanh Hóa).

 B. Núi Đọ, Hang Đắng (Ninh Bình), Xuân Lộc (Đồng Nai).

 C. Núi Đọ, Xuân Lộc (Đồng Nai), Hòa Bình.

 D. Núi Đọ, Sơn Vi (Phú Thọ), mái đá Ngườm(Thái Nguyên).

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK