Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Ngữ văn Trắc nghiệm bài Bác ơi ( Tố Hữu )

Trắc nghiệm bài Bác ơi ( Tố Hữu )

Câu hỏi 1 :

Bài thơ Bác ơi được sáng tác năm nào?

A. 1960

B. 1968

C. 1969

D. 1975

Câu hỏi 2 :

Tố Hữu đã thể hiện hình tượng bác Hồ như thế nào qua bài thơ?

Niềm vui của Bác đến từ những gì nhỏ bé nhất, tới những sự kiện trọng đại của dân tộc.

Bác thức đêm, trằn trọc không ngủ vì những chiến dịch sắp tới, lo lắng dân ta nghèo đói, phải sống trong kiếp nô lệ lầm than

Bác luôn khiêm tốn, giản dị và hi sinh quên mình vì nhân dân, dân tộc.

D. Tất cả đều đúng.

Câu hỏi 3 :

Những bài thơ nào sau đây cùng đề tài viết về Bác của nhà thơ Tố Hữu?

A. Người đi tìm hình của nước, Theo chân bác, Bác ơi, Cháu nhớ Bác Hồ.

B. Sáng tháng năm, Cánh chim không mỏi, Theo chân Bác, Bác ơi.

C. Toàn thắng về ta, Đêm nay Bác không ngủ, Cánh chim không mỏi, Ảnh Bác.

D. Sáng tháng năm, Ảnh Bác, Theo chân Bác, Người đi tìm hình của nước.

Câu hỏi 4 :

Trong câu thơ “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!”, nhà thơ đã sử dung biện pháp tu từ gì?

A. Nói quá.

B. Ẩn dụ.

C. Nhân hóa.

D. Nói giảm, nói tránh.

Câu hỏi 5 :

Bài thơ Bác ơi được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang xảy ra gay go, ác liệt, ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần.

B. Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đã giành được nhiều thắng lợi

C. Khi hai miền Nam Bắc thống nhất, non sông thu về một mối.

D. Khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, bước vào công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi 6 :

Bài thơ Bác ơi được in trong tập thơ nào?

A. Gió lộng

B. Máu và hoa

C. Từ ấy

D. Ra trận

Câu hỏi 7 :

Nội dung của khổ cuối của bài thơ Bác ơi là gì?

Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn

Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn

Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.

A. Lời khẳng định về công lao to lớn của Bác.

B. Sự đau xót trước việc Bác ra đi.

C. Tình yêu thương cao cả của Bác đối với mọi người.

D. Lời hứa, lời nguyện ước của cả dân tộc trước Bác.

Câu hỏi 8 :

Tác giả của bài thơ "Bác ơi!" là:

A. Tố Hữu

B. Chế Lan Viên

C. Nguyễn Khoa Điềm

D. Nguyễn Duy

Câu hỏi 9 :

Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần ngày:

A. 1/9/1969

B. 2/9/1969

C. 3/9/1969

D. 2/9/1970

Câu hỏi 10 :

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Bác ơi!:

A. Bài thơ được sáng tác trong không khí những ngày tang lễ của Bác, như một tiếng khóc tiễn biệt, một “điếu văn bi hùng” bằng thơ.

B. Bài thơ được sáng tác trong những ngày Tố Hữu ra thăm Bác, khi Bác đang ốm nặng

C. Bài thơ được sáng tác lúc Bác Hồ vào thăm miền Nam

Câu hỏi 11 :

Thể thơ của bài thơ Bác ơi!:

A. Thơ 5 chữ

B. Thơ 6 chữ

C. Thơ 7 chữ

D. Thơ tự do

Câu hỏi 12 :

Giá trị nôi dung của bài thơ "Bác ơi!":

A. Bài thơ là một tiếng khóc tiễn biệt, một “điếu văn bi hùng” bằng thơ

B. Bài thơ đã khắc họa hình tượng Bác Hồ

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu hỏi 13 :

Bài thơ đậm đà bản sắc dân tộc thể hiện qua:

A. Viết theo thể thơ 7 tiếng

B. Có nhiều hình ảnh so sánh, phép chuyển nghĩa quen thuộc với tâm hồn người Việt

C. Những câu thơ cô đúc, chính xác và giản dị như một chân lí

D. Tất cả các đáp án trên

Câu hỏi 14 :

Đáp án nào dưới đây không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ "Bác ơi!"?

A. Bài thơ có kết cấu ba phần rõ ràng

B. Giọng điệu trữ tình đặc trưng, ngọt ngào, thiết tha của tình thương mến

C. Nghệ thuật biểu hiện của bài thơ đậm đà bản sắc dân tộc

D. Kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố thơ và nhạc về cấu tứ; sức gợi mở đa dạng, phong phú về hình ảnh và sự mởi mẻ về ngôn từ

Câu hỏi 16 :

Tên một bài thơ khác của Tố Hữu cũng viết về Bác Hồ:

A. Người đi tìm hình ảnh của nước

B. Đêm nay Bác không ngủ

C. Cháu nhớ Bác Hồ

D. Theo chân Bác

Câu hỏi 17 :

Câu thơ nào Tố Hữu ca ngợi lòng yêu nước thương dân, tình nhân ái bao la của chủ tịch Hồ Chí Minh?

A. “Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha”

B. “Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người”

C. “Bác nghe từng bước trên tiền tuyến
Lắng mỗi tin mừng, tiếng súng xa”

D. Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn cỏ, mỗi nhành hoa”

Câu hỏi 18 :



“Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều

Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu

!Ra đi, Bác dặn: “Còn non nước…”

Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều”

Bốn câu thơ trên thể hiện:

A. Nhớ thương Bác không nguôi (Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu) nhưng phải nén đau thương vì cuộc cách mạng giải phóng đất nước còn dang dở như lời Bác dặn: Còn non nước

B.Thành kính tiễn biệt Bác Hồ về cõi bất tử những người hiền

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu hỏi 20 :

Tên một bài thơ về Bác anh (chị) được học trong chương trình Ngữ văn 9?

A. Đêm nay Bác không ngủ

B. Viếng lăng Bác

C. Theo chân Người

D. Nhớ Bác

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK