Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Ngữ văn Trắc nghiệm: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I Ngữ văn 9 có đáp án !!

Trắc nghiệm: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I Ngữ văn 9 có đáp án !!

Câu hỏi 1 :

Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh là gì ?

A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh

B. Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh

C. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh

D. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu hỏi 2 :

Thế nào là phương châm về chất trong hội thoại ?

A. Khi giao tiếp, cần chú ý nói rành mạch, rõ ràng, tránh nói mơ hồ.

B. Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

C. Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp, không lạc sang đề tài giao tiếp khác.

D. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

Câu hỏi 4 :

Miêu tả trong văn thuyết minh có vai trò gì ?

A. Làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ hiểu

B. Làm cho đối tượng thuyết minh có tính cách và cá tính riêng.

C. Làm cho bài văn thuyết minh giàu sức biểu cảm

D. Làm cho bài văn thuyết minh giàu tính logic và màu sắc triết lí.

Câu hỏi 5 :

Dòng nào không nêu đúng xu thế phát triển vốn từ vựng tiếng Việt trong những năm gần đây?

A. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ vựng.

B. Cấu tạo từ ngữ mới.

C. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.

D. Mượn các điển cố Hán học trong các bài thơ Đường.

Câu hỏi 6 :

Thuật ngữ gồm các loại từ ngữ nào?

A. Từ ngữ biểu thị các khái niệm khoa học.

B. Từ ngữ biểu thị các thái độ, tình cảm.

C. Từ ngữ biểu thị các tính chất.

D. Từ ngữ biểu thị các hành động.

Câu hỏi 7 :

Nhận định nào nói đúng nhất về văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em?

A. Là một văn bản biểu cảm.

B. Là một văn bản tự sự.

C. Là một văn bản thuyết minh.

D. Là một văn bản nhật dụng.

Câu hỏi 8 :

Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì?

A. Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.

B. Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.

C. Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay.

D. Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay.

Câu hỏi 9 :

Câu văn nào khái quát được vẻ đẹp toàn diện của nhân vật Vũ Nương?

A. Vũ Thị Thiết, ngườì con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.

B. Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật lấy lời ngon ngọt khôn khéo khuyên lơn.

C. Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình.

Câu hỏi 10 :

Tên tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là gì?

A. Vua Lê nhất định thống nhất đất nước.

B. Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê.

C. Ghi chép lại việc vua Lê thống nhất đất nước.

D. Ý chí trước sau như một của vua Lê.

Câu hỏi 11 :

Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của vua Quang Trung trong việc xét đoán và dùng người?

A. Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp.

B. Phủ dụ quân lính tại Nghệ An.

C. Thân chinh cầm quân ra trận.

D. Sai mở tiệc khao quân.

Câu hỏi 12 :

Dòng nào nói không đúng về nghệ thuật của Truyện Kiều?

A. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện.

B. Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi.

C. Có nghệ thuật dẫn chuyện hấp dẫn.

D. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tài tình.

Câu hỏi 13 :

Nội dung chính của đoạn trích Cảnh ngày xuân là gì?

A. Tả lại vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều.

B. Tả lại cảnh chị em Thúy Kiều đi chơi xuân.

C. Tả cảnh mọi người đi lễ hội trong tiết thanh minh.

D. Tả lại cảnh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ.

Câu hỏi 14 :

Từ “đầu” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?

A. Đầu bạc răng long.

B. Đầu súng trăng treo.

C. Đầu non cuối bể.

D. Đầu sóng ngọn gió.

Câu hỏi 15 :

Giọng điệu của Bài thơ về tiểu đội xe không kính là:

A. Ngang tàng, phóng khoáng, pha chút nghịch ngợm, phù hợp với đối tượng được miêu tả.

B. Trữ tình, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng được miêu tả.

C. Sâu lắng, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng được miêu tả.

D. Hào hứng, hoành tráng, phù hợp với đối tượng được miêu tả.

Câu hỏi 16 :

Câu nào sau đây là lời đối thoại?

A. - Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó.

B. - Hà, nắng gớm, về nào …

C. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?

D. Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

Câu hỏi 17 :

Nội dung của 2 khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá là gì ?

A. Miêu tả sự phong phú của các loài cá biển

B. Miêu tả cảnh lên đường và tâm trạng náo nức của con người..

C. Miêu tả cảnh hoàng hôn trên biển

D. Miêu tả cảnh lao động kéo lưới trên biển.

Câu hỏi 18 :

Nội dung các câu hát trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có ý nghĩa như thế nào?

A. Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động

B. Biểu hiện sức sống căng tràn của thiên nhiên

C. Thể hiện sức mạnh vô địch của con người.

D. Thể hiện sự bao la, hùng vĩ của biển cả.

Câu hỏi 19 :

Nội dung chính của bài thơ Bếp lửa là gì ?

A. Miêu tả vẻ đẹp của hình ảnh bếp lửa trong mỗi buổi sớm mai.

B. Nói về tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của người cháu đối với bà

C. Nói về tình cảm thương yêu của người bà dành cho cháu con

D. Nói về tình cảm nhớ thương của người con dành cho cha mẹ đang chiến đấu ở xa.

Câu hỏi 20 :

Biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì ?

A. Cho thấy tác dụng to lớn của đứa con với buôn làng.

B. Cho thấy tác dụng to lớn của đứa con với kháng chiến.

C. Cho thấy đứa con là nguồn hạnh phúc ấm áp và thiêng liêng của đời mẹ..

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu hỏi 21 :

Ánh trăng được viết cùng thể loại với bài nào sau đây ?

A. Cảnh khuya

B. Đập đá ở Côn Lôn

C. Lượm

D. Đêm nay Bác không ngủ.

Câu hỏi 22 :

Truyện Lặng lẽ Sa Pa có mấy nhân vật ?

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK