Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo về chính quyền cách mạng (Có đáp án) !!

Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo về chính quyền cách mạng (Có đáp án) !!

Câu hỏi 2 :

Ngày 23-9-1945, ở Nam Bộ đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Thực dân Pháp xả súng vào nhân dân Nam Bộ 

B. Thực dân Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu chính quyền Nam Bộ đầu hàng 

C. Thực dân Pháp chính thức nổ xâm lược Việt Nam lần thứ hai 

D. Thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Nam Bộ

Câu hỏi 3 :

Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, Đảng và chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện chủ trương gì với Trung Hoa Dân Quốc?

A. Tạm thời hòa hoãn 

B. Đấu tranh vũ trang 

C. Đấu tranh chính trị 

D. Đấu tranh ngoại giao

Câu hỏi 4 :

Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, đối với quân đội Trung Hoa Dân Quốc, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chủ trương nào?

A. Vừa đánh vừa đàm phán. 

B. Kiên quyết kháng chiến. 

C. Hoà hoãn tránh xung đột. 

D. Ký hiệp ước hòa bình.

Câu hỏi 5 :

Sự bắt tay giữa Pháp và Trung Hoa Dân Quốc để chống phá cách mạng Việt Nam được thể hiện bằng sự kiện nào?

A. Hiệp ước Hoa- Pháp 

B. Hiệp ước Nam Kinh 

C. Hòa ước Thiên Tân 

D. Hiệp ước Pháp- Trung

Câu hỏi 7 :

Đâu không phải là nội dung Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946?

A. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp 

B. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập nằm trong khối Liên hiệp Pháp 

C. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận về việc để quân Pháp ra Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật thay Trung Hoa Dân Quốc 

D. Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở phía Nam, tạo không khí thuận lợi để tiến tới đàm phán chính thức

Câu hỏi 8 :

Đâu không phải là các biện pháp nhân nhượng của Đảng và chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với Trung Hoa Dân Quốc từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946?

A. Nhường cho các đảng Việt Quốc, Việt Cách một số ghế trong quốc hội và chính phủ 

B. Cung cấp một phần lương thực, cho phép lưu hành tiền Trung Quốc trên thị trường 

C. Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố “tự giải tán” 

D. Kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng

Câu hỏi 9 :

Đâu không phải là âm mưu của Trung Hoa Dân Quốc và tay sai khi kéo quân vào Việt Nam?

A. Tiêu diệt Đảng Cộng sản 

B. Phá tan Việt Minh 

C. Lật đổ chính quyền cách mạng, thiết lập chính quyền tay sai 

D. Giải giáp quân đội Nhật

Câu hỏi 10 :

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược của quân và dân Nam Bộ có tác động như thế nào đến thái độ của thực dân Pháp về vấn đề Việt Nam?

A. Làm chậm bước tiến của quân Pháp 

B. Đánh bại ý chí xâm lược của quân Pháp 

C. Quân Pháp hoang mang, dè dặt hơn trong vấn đề đưa quân ra Bắc 

D. Tinh thần của quân Pháp dao động và muốn rút về nước

Câu hỏi 11 :

Nhân dân Bắc Bộ có hành động như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ (Việt Nam) sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Kêu gọi các bên kiềm chế. 

B. Ủng hộ về vật chất và tinh thần. 

C. Gửi các đoàn quân Tây tiến vào Nam. 

D. Ủng hộ đấu tranh ngoại giao.

Câu hỏi 12 :

Nguyên nhân chủ yếu để Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương tạm thời hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc (từ ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946) là

A. Do Trung Hoa Dân Quốc vào Việt Nam dưới danh nghĩa quân Đồng Minh 

B. Do Việt Nam cần tập trung kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ 

C. Do Trung Hoa Dân Quốc vào Việt Nam chỉ đòi các quyền lợi về kinh tế 

D. Do Trung Hoa Dân Quốc không thể ở lại Việt Nam lâu dài

Câu hỏi 13 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của việc Đảng ta thực hiện đối sách hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946 là gì?

A. Làm thất bại âm mưu chống phá của kẻ thù. 

B. Chính quyền cách mạng được giữ vững. .

C. Nhân dân càng tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng. 

D. Hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động phá hoại và làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của quân Trung Hoa Dân quốc

Câu hỏi 14 :

Đâu không phải là nguyên nhân khiến Đảng cộng sản Đông Dương phải tuyên bố “tự giải tán” và rút vào hoạt động bí mật?

A. Tránh sức ép công kích của kẻ thù 

B. Tránh những hiểu lầm ở trong nước và quốc tế 

C. Đặt lợi ích dân tộc lên trên hết 

D. Do Đảng không còn nhận được sự ủng hộ của nhân dân

Câu hỏi 15 :

Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) đã có tác động như thế nào đến việc đối phó với Trung Hoa Dân Quốc ở miền Bắc Việt Nam?

A. Đẩy nhanh 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi Việt Nam 

B. Vô hiệu hóa quân đội Pháp, tạo điều kiện để tiêu diệt Trung Hoa Dân Quốc 

C. Lợi dụng được Trung Hoa Dân Quốc để đánh Pháp 

D. Tập trung lực lượng để đối phó với Trung Hoa Dân Quốc

Câu hỏi 16 :

Vấn đề nào sau đây là mâu thuẫn cơ bản giữa Việt Nam và Pháp trong cuộc đàm phán ở Phôngtennơblô (7-1946)?

A. Quyền lợi kinh tế- văn hóa của người Pháp ở Việt Nam 

B. Tự do, dân chủ cho Việt Nam 

C. Quyền tự trị cho Việt Nam 

D. Độc lập và thống nhất của Việt Nam

Câu hỏi 17 :

Nguyên nhân chủ yếu khiến Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định lựa chọn giải pháp “hòa để tiến” với thực dân Pháp từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946?

A. Tránh trường hợp một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng lúc 

B. Để nhanh chóng đẩy quân Trung Hoa Dân Quốc muốn về nước 

C. Thiện chí hòa bình của Đảng, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 

D. Lợi dụng những toan tính của thực dân Pháp

Câu hỏi 18 :

Kẻ thù nguy hiểm nhất của Việt Nam sau cách mạng tháng Tám (1945) là

A. Pháp 

B. Anh 

C. Trung Hoa Dân Quốc 

D. Mĩ

Câu hỏi 19 :

Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. Trung Hoa Dân quốc. 

B. phát xít Nhật. 

C. Mĩ và thực dân Anh. 

D. thực dân Pháp.

Câu hỏi 20 :

Sau cách mạng tháng Tám (1945), nguyên nhân chủ yếu khiến thực dân Anh giúp Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam

A. Muốn ngăn chặn ảnh hưởng của Mĩ ở châu Á 

B. Lo ngại ảnh hưởng của cách mạng Việt Nam tới hệ thống thuộc đia của Anh 

C. Muốn giúp Pháp khôi phục nền thống trị 

D. Muốn Pháp bị sa lầy ở Việt Nam để Anh vươn lên vị trí số 1 châu Âu

Câu hỏi 22 :

Nguyên tắc “dĩ bất biến ứng vạn biến” được thể hiện rõ nhất trong đường lối ngoại giao của Đảng thời kì nào?

A. Thời kì 1930 – 1931. 

B. Thời kì 1945 – 1946. 

C. Thời kì 1939 – 1945. 

D. Thời kì 1954 – 1975.

Câu hỏi 23 :

Những hoạt động ngoại giao của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm 1946 phản ánh điều gì trong vấn đề đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc?

A. Sử dụng ngoại giao để phục vụ cho cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự 

B. Sử dụng ngoại giao như một sách lược điều đình sự bùng nổ cuộc chiến tranh 

C. Thể hiện thiện chí giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình 

D. Phản ánh xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai

Câu hỏi 24 :

Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm của Đảng và nhân dân ta trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 chứng tỏ

A. Nhân dân ta quyết tâm xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. 

B. Truyền thống yêu nước của nhân dân được phát huy cao độ. 

C. Âm mưu xâm lược nước ta lần nữa của thực dân Pháp đã bị thất bại. 

D. Chủ trương cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược của Đảng.

Câu hỏi 25 :

Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. Tránh trường hợp một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. 

B. Tập trung cô lập cao độ kẻ thù. 

C. Tổ chức kháng chiến ở cả hai miền Nam – Bắc. 

D. Tập trung lực lượng đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc.

Câu hỏi 26 :

Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 phản ánh quy luật nào của lịch sử dân tộc Việt Nam?

A. Dựng nước đi đôi với giữ nước 

B. Kiên quyết chống giặc ngoại xâm 

C. Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc 

D. Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại

Câu hỏi 27 :

Từ thực tiễn giải quyết những khó khăn sau Cách mạng Tháng Mười ở Nga năm 1917 và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta đã chứng minh luận điểm nào dưới đây?

A. Giành chính quyền là vấn đề cơ bản nhất của mọi cuộc cách mạng. 

B. Giành và giữ chính quyền là nhiệm vụ của toàn thể nhân dân lao động. 

C. Giành và giữ chính quyền là nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân. 

D. Giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền còn khó hơn.

Câu hỏi 28 :

Thực tiễn các cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 đã để lại bài học cơ bản gì cho các cuộc đấu tranh ngoại giao sau này?

A. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình là giải pháp tối ưu 

B. Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc 

C. Nhân nhượng trong mọi tình huống 

D. Ngoại giao chỉ thực sự đạt kết quả khi ta có thực lực

Câu hỏi 29 :

Trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới biển và hải đảo của nước ta hiện nay, luận điểm nào về chủ trương của Đảng và Chính phủ ta đối với vấn đề thù trong giặc ngoài từ tháng 9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 vẫn còn nguyên giá trị?

A. Cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc. 

B. Mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược. 

C. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược. 

D. Vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.

Câu hỏi 30 :

Cuộc đấu tranh với quân Trung Hoa Dân Quốc và bọn phản cách mạng năm 1945-1946 để lại bài học kinh nghiệm quý báu nào cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta hiện nay?

A. Kết hợp đấu tranh chính trị với ngoại giao. .

B. Tranh thủ sự ủng hộ của các nước trong khu vực. 

C. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược. 

D. Kiên trì đấu tranh bằng con đường hòa bình

Câu hỏi 31 :

Cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp được tổ chức Phôngtennơblô không thu được kết quả vì

A. Pháp lập chính phủ Nam kì tự trị, âm mưu tách Nam Bộ khỏi Việt Nam. 

B. Pháp đẩy mạnh xâm lược vũ trang ở Nam Bộ Việt Nam. 

C. Pháp không công nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam. 

D. Pháp có những khiêu khích, chuẩn bị chiến tranh.

Câu hỏi 32 :

Ý nghĩa quan trọng nhất đối với Việt Nam khi ký hiệp định sơ bộ với Pháp (06 - 03 - 1946) là:

A. Chính phủ pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do nằm trong khối liên hiệp Pháp. 

B. Ta có thêm thời gian hòa bình để củng cố chính quyền, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến chống Pháp về sau. 

C. Đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc cùng bọn tay sai ra khỏi nước ta. 

D. Chính phủ Pháp phải công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu hỏi 33 :

Việc đàm phán và ký kết Hiệp định Sơ bộ giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với đại diện Chính phủ Pháp (6/3/1946) có tác dụng như thế nào?

A. Chuyển quan hệ giữa Việt Nam và Pháp từ đối đầu sang đối thoại. 

B. Tạo thời gian hòa bình để Việt Nam tổ chức bầu cử Quốc hội. .

C. Giúp Việt Nam ngăn chặn được mọi nguy cơ xung đột với Pháp. 

D. Thể hiện thiện chí hòa bình của hai chính phủ Việt Nam và Pháp

Câu hỏi 34 :

Vai trò của đấu tranh ngoại giao thời kì 1945 – 1946 so với các thời kì khác như thế nào?

A. Đấu tranh ngoại giao hỗ trợ thắng lợi quân sự. 

B. Đấu tranh ngoại giao phụ thuộc vào thắng lợi quân sự. 

C. Đấu tranh ngoại giao mang tính quyết định. 

D. Đấu tranh ngoại giao là một bộ phận của đường lối chiến tranh toàn diện

Câu hỏi 35 :

Sự kiện ngoại giao nào dưới đây đánh dấu Việt Nam đã nhân nhượng về không gian để đổi lấy thời gian?

A. Hiệp định Pari (27/1/1973). 

B. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946). 

C. Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954). 

D. Tạm ước (14/9/1946).

Câu hỏi 36 :

Âm mưu của thực dân Pháp khi ký Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946 là để

A. Có thêm thời gian chuẩn bị các điều kiện xâm lược Việt Nam. 

B. Thực hiện đúng các điều khoản trong hiệp ước Hoa - Pháp 1946. 

C. Có điều kiện thuận lợi tiến hành giải pháp phát xít Nhật. 

D. Giải quyết mối quan hệ Việt Pháp bằng con đường hoà bình.

Câu hỏi 37 :

Xuất phát từ lý do chủ yếu nào Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch có những sách lược đấu tranh mềm dẻo với kẻ thù, khi hòa hoãn với Pháp, khi hoà hoãn với Trung Hoa Dân Quốc từ 2/9/1945 đến trước 19/12/1946?

A. Lực lượng của Trung Hoa Dân Quốc và Pháp quá mạnh. 

B. Hạn chế tối đa sự cấu kết, chống phá của Pháp và Trung Hoa Dân Quốc. 

C. Chính quyền ta còn non trẻ, chưa đủ sức chống lại cùng lúc hai kẻ thù hùng mạnh. 

D. Pháp và Trung Hoa Dân Quốc có sự hậu thuẫn từ Mĩ và Anh

Câu hỏi 38 :

Sau khi Hiệp ước Hoa - Pháp được kí kết (28 - 2 - 1946), Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có chủ trương gì?

A. Hòa hoãn với Pháp để tập trung lực lượng đánh quân Trung Hoa Dân quốc. 

B. Thương lượng với quân Trung Hoa Dân quốc để tập trung lực lượng đánh Pháp. 

C. Hòa hoãn, nhân nhượng có nguyên tắc với Pháp. .

D. Phát động nhân dân chống cả quân Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc

Câu hỏi 39 :

Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước (14 - 9 - 1946) với mục đích chính là

A. Làm cho nhân dân Pháp ủng hộ thiện chí hòa bình của ta. 

B. Hiệp định Sơ bộ (3 - 1946) đã hết hiệu lực thi hành. 

C. Kéo dài thêm thời gian hòa hoãn để xây dựng, củng cố lực lượng. 

D. Cứu vãn cuộc đàm phán ở Hội nghị Phôngtennơblô đang bế tắc.

Câu hỏi 40 :

Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) ký giữa chính phủ Việt Nam với thực dân Pháp là một bước “thụt lùi tạm thời” so với tuyên ngôn độc lập 1945 vì

A. Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài đều do pháp nắm giữ. 

B. Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do. 

C. Pháp nắm giữ và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước. 

D. Hiệp định quy định hai bên ngừng bắn, nhưng Pháp vẫn tiếp tục gây hấn.

Câu hỏi 41 :

Vì sao thực dân Pháp không thực hiện âm mưu mở rộng chiến tranh ra cả nước ngay khi đánh chiếm Nam Bộ

A. vì chưa có thêm viện binh 

B. vì phải khôi phục đất nước sau chiến tranh thế giới thứ hai 

C. vì phải giái giáp quân Nhật tại Nam Bộ 

D. vì vấp phải tinh thần đoàn kết kháng chiến của nhân dân Việt Nam

Câu hỏi 42 :

Bài học chủ yếu nào dưới đây được rút ra từ kết quả của Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946)?

A. Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù 

B. Đa phương hóa trong quan hệ quốc tế. 

C. Kết hợp đấu tranh quân sự với ngoại giao. 

D. Triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK