Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Ngữ văn Trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11: (có đáp án) Tuần 6 Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc !!

Trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11: (có đáp án) Tuần 6 Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc !!

Câu hỏi 1 :

Tiếng than “Hỡi ôi!” thể hiện:

A. Tình cảm thương xót đối với người đã khuất 

B. Tiếng kêu nguy ngập, căng thẳng của đất nước trước giặc ngoại xâm 

C. Cả hai đáp án trên đều đúng 

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu hỏi 2 :

Câu “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ” sử dụng nghệ thuật gì?

A. Nghệ thuật đối 

B. Đảo ngữ 

C. Liệt kê 

D. Ẩn dụ

Câu hỏi 3 :

Câu “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ” gợi cho em liên tưởng đến câu thơ nào trong bài thơ Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)

A. “Một bàn cờ thế phút sa tay” 

B. “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy” 

C. “Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây” 

D. “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây”

Câu hỏi 4 :

“Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ” cho thấy điều gì?

A. Sự chuyển biến, sự vùng dậy mau lẹ của người dân yêu nước 

B. Sự phản ứng mạnh mẽ đấu tranh chống trả của nhân dân 

C. Cả hai đáp án trên đều đúng 

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu hỏi 6 :

Trước khi giặc đến, cuộc sống của những người nông dân như thế nào?

A. Chịu khó, lam lũ, vất vả nhưng vẫn nghèo túng 

B. Cuộc sống gắn bó với ruộng đồng 

C. Xa lạ, không hiểu biết công việc nhà binh, chiến tranh 

D. Tất cả các đáp án trên

Câu hỏi 7 :

Hành động của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc được xem là:

A. Hành động bộc phát 

B. Hành động tự giác 

C. Hành động do cảm tính 

D. Hành động theo người khác

Câu hỏi 8 :

Khi giặc đến, người nông dân đã có hành động như thế nào?

A. Đợi sự chống trả của quân triều đình 

B. Dời bỏ quê hương đi lánh nạn 

C. tự nguyện bổ sung vào đội quân chiến đấu với quyết tâm sắt đá.

Câu hỏi 9 :

Nội dung nào không đúng về cuộc chiến đấu chống kẻ thù của nghĩa sĩ Cần Giuộc?

A. Cuộc khởi nghĩa có sự chuẩn bị vũ khí hiện đại

B. Binh thư, binh pháp không quen, không biết 

C. Người chiến sĩ theo tình cảm tự nhiên, không tính toán, quả cảm, khí thế vũ bão.

D. Lực lượng không quen binh đao 

Câu hỏi 10 :

Các từ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: "Hỡi ôi, Khá thương thay, Ôi thôi thôi, Hỡi ôi thương thay" có ý nghĩa gì?

A. Là những từ thể hiện tình cảm tiếc thương của người đứng tế đối với người đã mất 

B. Là những từ mở đầu cho những bước ngoặt trong cuộc đời của người đã mất 

C. Là những từ bắt buộc phải có trong hình thức của bài văn tế, không có giá trị nội dung. 

D. Là những tiếng hô to để tạo sự chú ý của người nghe về những điểm nhấn trong cuộc đời người đã mất

Câu hỏi 11 :

Tiếng khóc thương cho những người nghĩa sĩ đã hi sinh được cộng hưởng từ những nguồn cảm xúc nào? 

A. Nỗi tiếc, ân hận của người phải hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, chí nguyện chưa thành. 

B. Nỗi xót xa của những gia đình mất người thân 

C. Nỗi căm giận kẻ thù 

D. Nỗi cảm phục và tự hào vì những người nông dân bình thường đã dám đứng lên bảo vệ quê hương, đất nước 

E. Biểu dương công trạng của người nghĩa sĩ 

F. Tất cả các đáp án trên

Câu hỏi 13 :

Câu văn nào thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ của nghĩa sĩ Cần Giuộc ngay cả khi họ đã hi sinh?

A. "Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó".

B."Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ". 

C. "Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ". 

D. "Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ".

Câu hỏi 14 :

Nội dung câu: "Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ" (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu) gần với câu tục ngữ:

A. Trâu chếp để da, người ta chết để tiếng” 

B. “Chết thằng gian, chẳng chết người ngay” 

C. “Người chết, nết còn” 

D. “Chết vinh còn hơn sống nhục”

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK