Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Hóa học Đề thi HK2 môn Hóa học 9 năm 2021 Trường THCS Chu Văn An

Đề thi HK2 môn Hóa học 9 năm 2021 Trường THCS Chu Văn An

Câu hỏi 1 :

Đun nóng chất béo trong dung dịch NaOH thu được các sản phẩm là

A. Muối natri của axit axetic và glixerol.

B. Axit axetic và glixerol.

C. Axit béo và glixerol.

D. Muối natri của axit béo và glixerol.

Câu hỏi 3 :

Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Mg vào dung dịch CH3COOH. Thể tích khí H2 thoát ra (ở đktc) là

A. 0,56 lít.

B. 1,12 lít.

C. 2,24 lít.

D. 3,36 lít.

Câu hỏi 4 :

Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Phân tử polime được cấu tạo bởi nhiều mắt xích liên kết với nhau.

B. Tơ là những polime thiên nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo dài thành sợi.

C. Cao su được phân thành cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp.

D. Ưu điểm của cao su là tính đàn hồi, thấm nước, thấm khí.

Câu hỏi 8 :

Iot tác dụng với chất nào sau đây tạo hợp chất màu xanh

A. tinh bột

B. xenlulozơ

C. glucozơ

D. saccarozơ

Câu hỏi 9 :

Chất béo là

A. một este

B. este của glixerol

C. este của glixerol và axit béo

D. hỗn hợp nhiều este của glixerol và axit béo

Câu hỏi 10 :

Có 3 bình, mỗi bình chứa 1 trong các khí sau: metan, axetilen, khí cacbonic. Đánh số A, B, C vào các bình này và tiến hành các thí nghiệm với từng chất khí. Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:Hãy cho biết 3 bình A, B, C chứa lần lượt những khí nào?

A. Bình A chứa axetilen, bình B chứa metan, bình C chứa cacbonic.

B. Bình A chứa metan, bình B chứa axetilen, bình C chứa cacbonic.

C. Bình A chứa axetilen, bình B chứa cacbonic, bình C chứa metan.

D. Bình A chứa cacbonic, bình B chứa metan, bình C chứa axetilen.

Câu hỏi 11 :

Để dập tắt xăng dầu cháy người ta sẽ:

A. Phun nước vào ngọn lửa.

B. Dùng chăn ướt chùm lên ngọn lửa.

C. Phủ cát lên ngọn lửa.

D. Cả B và C đều đúng.

Câu hỏi 13 :

Hợp chất không tan trong nước là

A. axit axetic.

B. rượu etylic.

C. đường glucozơ.

D. dầu vừng.

Câu hỏi 14 :

Một chất béo có công thức (C17H35COO)3C3H5 có phân tử khối là

A. 890 đvC.

B. 422 đvC.

C. 372 đvC.

D. 980 đvC.

Câu hỏi 16 :

Có thể làm sạch dầu ăn dính vào quần áo bằng cách

A. giặt bằng nước

B. tẩy bằng xăng

C. tẩy bằng giấm

D. giặt bằng nước có pha thêm ít muối

Câu hỏi 19 :

Chất nào sau đây không phải là chất béo?

A. Dầu dừa

B. Dầu vừng (dầu mè)

C. Dầu lạc (đậu phộng)

D. Dầu mỏ

Câu hỏi 20 :

Thủy phân chất béo trong môi trường axit ta thu được:

A. Thủy phân chất béo trong môi trường axit ta thu được:este và nước

B. glixerol và hỗn hợp muối của axit béo với natri

C. glixerol và các axit béo

D. hỗn hợp nhiều axit béo

Câu hỏi 21 :

Phản ứng của metan đặc trưng cho liên kết đơn là:

A. Phản ứng cháy

B. Phản ứng cộng

C. Phản ứng thế

D. Phản ứng trùng hợp

Câu hỏi 22 :

Tính chất vật lý của axetilen là

A. chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

B. chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.

C. chất khí không màu, không mùi, tan tốt trong nước, nhẹ hơn không khí .

D. chất khí không màu, mùi hắc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

Câu hỏi 23 :

Dãy các chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch brom?

A.

CH4 ; C6H6.

B. C2H4 ; C2H6.

C.

CH4 ; C2H4.

D. C2H4 ; C2H2.

Câu hỏi 24 :

Cấu tạo phân tử axetilen gồm

A. hai liên kết đơn và một liên kết ba.

B. hai liên kết đơn và một liên kết đôi.

C. một liên kết ba và một liên kết đôi.

D. hai liên kết đôi và một liên kết ba.

Câu hỏi 25 :

Cặp chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong dung dịch ?

A.

HCl và KHCO3.

B. Ca(OH)2 và Ca(HCO3)2.

C. K2CO3 và CaCl2.

D.

K2CO3 và Na2SO4.

Câu hỏi 26 :

Dãy gồm các chất đều phản ứng với dung dịch HCl ở điều kiện thường là

A.

Na2CO3, CaCO3.

B. K2SO4, Na2CO3.

C.

Na2SO4, Mg(NO3)2.

D. Na2SO3, KNO3.

Câu hỏi 27 :

Tính chất vật lý nào sau đây của benzen là sai?

A. Benzen là chất lỏng, không màu.

B. Benzen độc.

C. Benzen không tan trong nước.

D. Benzen nặng hơn nước.

Câu hỏi 28 :

Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt khí CO2 và khí CO?

A.

dung dịch NaCl.

B. dung dịch CuSO4.

C.

dung dịch HCl.

D. dung dịch Ca(OH)2 dư.

Câu hỏi 29 :

Khí CO2 điều chế trong phòng TN thường lẫn khí HCl và hơi nước. Để loại bỏ HCl và hơi nước ra khỏi hỗn hợp, ta dùng

A.

Dung dịch NaOH đặc.

B. Dung dịch Na2CO3 bão hoà và dung dịch H2SO4 đặc.

C.

Dung dịch H2SO4 đặc.

D. Dung dịch NaHCO3 bão hoà và dung dịch H2SO4 đặc.

Câu hỏi 30 :

Khí CO2 điều chế trong phòng TN thường lẫn khí HCl và hơi nước. Để loại bỏ HCl và hơi nước ra khỏi hỗn hợp, ta dùng

A.

Dung dịch NaOH đặc.

B. Dung dịch Na2CO3 bão hoà và dung dịch H2SO4 đặc.

C.

Dung dịch H2SO4 đặc.

D. Dung dịch NaHCO3 bão hoà và dung dịch H2SO4 đặc.

Câu hỏi 33 :

Xà phòng được điều chế bằng cách nào?

A. Phân hủy chất béo.

B. Thủy phân chất béo trong môi trường axit.

C. Hòa tan chất béo trong dung môi hữu cơ.

D. Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm.

Câu hỏi 34 :

Trong các khí sau : CH4, H2, Cl2, O2. Khí nào khi trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ ?

A.

CH4 và Cl2

B. H2 và O2

C.

CH4 và O2

D. cả B và C đều đúng

Câu hỏi 35 :

Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Metan có nhiều trong khí quyển

B. Metan có nhiều trong mỏ khí, mỏ dầu, mỏ than

C. Metan có nhiều trong nước biển

D. Metan sinh ra trong quá trình thực vật bị phân hủy.

Câu hỏi 37 :

Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ là

A.

đồng (II) oxit và mangan oxit.

B.

đồng (II) oxit và magie oxit.

C.

đồng (II) oxit và than hoạt tính.

D. than hoạt tính.

Câu hỏi 39 :

Cho phương trình hóa học sau: X + NaOH → Na2CO3 + H2O. X là

A.

C.

B. NaHCO3.

C.

CO.

D. KHCO3.

Câu hỏi 40 :

Có 2 dung dịch K2SO4 và K2CO3 thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết 2 dung dịch trên ?

A.

Dung dịch BaCl2.

B. Dung dịch HCl.

C.

Dung dịch NaOH.

D. Dung dịch Pb(NO3)2.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK