Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Vật lý Trắc nghiệm Vật Lí 10: Cơ sở của nhiệt học và động lực học !!

Trắc nghiệm Vật Lí 10: Cơ sở của nhiệt học và động lực học !!

Câu hỏi 1 :

Chọn phát biểu đúng?

A. Nội năng của 1 hệ nhất định phải có thế năng tương tác giữa các hạt cấu tạo nên hệ.

B. Nhiệt lượng truyền cho hệ chỉ làm tăng tổng động năng của chuyển động nhiệt của các hạt cấu tạo nên hệ.

C. Công tác động lên hệ có thê làm thay đổi cả tổng động năng chuyến động nhiệt của các hạt cấu tạo nên hệ và thế năng tương tác giữa chúng.

D. Nói chung, nhiệt năng là hàm nhiệt độ và thể tích, vậy trong mọi trường hợp nếu thể tích của hệ đã thay đổi thì nội năng của hệ phải thay đổi.

Câu hỏi 2 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nhiệt lượng?

A. Một vật lúc nào cũng có nội năng do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng

B. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng

C. Nhiệt lượng không phải là nội năng

D. Nhiệt lượng là phần nội năng vật tăng thêm khi nhận được nội năng từ vật khác

Câu hỏi 3 :

Nhiệt độ của vật nào tăng lên nhiều nhất khi ta thả rơi từ cùng 1 độ cao xuống đất 4 vật có cùng khối lượng sau:

A. Vật bằng chì, có dung nhiệt riêng là 120J/kg.K

B. Vật bằng đồng, có nhiệt dung riêng là 380J/kg.K

C. Vật bằng gang, có nhiệt dung riêng là 550J/kg.K

D. Vật bằng nhôm, có nhiệt dung riêng là 880J/kg.K

Câu hỏi 4 :

Phát biếu nào là không đúng khi nói về nội năng?

A. Nội năng là 1 dạng của năng lượng nên có thể chuyến hóa thành các dạng năng lượng khác

B. Nội năng của 1 vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật

C. Nội năng chính là nhiệt lượng của vật

D. Nội năng của vật có thể tăng lên hoặc giảm xuống

Câu hỏi 5 :

Nội năng của vật nào tăng lên nhiều nhất khi ta thả rơi từ cùng 1 độ cao xuống đất 4 vật cùng thể tích:

A. Vật bằng sắt 

B. Vật bằng thiếc 

C.  Vật bằng nhôm 

D. Vật bằng niken

Câu hỏi 6 :

Các câu sau đây, câu nào đúng?

A. Nhiệt lượng là 1 dạng năng lượng có đơn vị là Jun

B. Một vật có nhiệt độ càng cao thì càng chứa nhiều nhiệt lượng

C. Trong quá trình chuyền nhiệt và thực hiện công nội năng của vật được bảo toàn

D. Trong sự truyền nhiệt không có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác

Câu hỏi 10 :

Câu nào sau đây nói về sự truyền nhiệt là không đúng?

A. Nhiệt có thể tự truyền giữa 2 vật có cùng nhiệt độ

B. Nhiệt vẫn có thể truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn

C. Nhiệt không thể tự truyền tò vật lạnh hơn sang vật nóng hơn

D. Nhiệt có thể tự truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn

Câu hỏi 11 :

Nhiệt độ của vật không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Khối lượng của vật

B. Vận tốc của các phân từ cấu tạo nên vật

C. Khối lượng của từng phân tử cấu tạo nên vật 

D. Cả 3 yếu tố trên

Câu hỏi 12 :

Câu nào sau đây nói về nội năng là đúng?

A. Nội năng là nhiệt lượng

B. Nội năng là 1 dạng năng lượng

C. Nội năng của A lớn hon nội năng của B thì nhiệt độ của A cũng lớn hơn nhiệt độ của B

D. Nội năng của vật chỉ thay đổi trong quá trình truyền nhiệt, không thay đổi trong quá trình thực hiện công

Câu hỏi 14 :

Biểu thức nào sau đây diễn tả quá trình nung nóng khí trong bình kín?

A.  ΔU = Q

B. ΔU = A

C. ΔU = A + Q

D. ΔU = 0

Câu hỏi 16 :

Biểu thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh khí đẳng tích:

A. ΔU = Q với Q < 0

B. ΔU = Q với Q > 0

C. ΔU = A với A < 0

D. ΔU = A với A > 0

Câu hỏi 18 :

Khí thực hiện công trong quá trình nào sau đây?

A. Nhiệt lượng mà khí nhận được lớn hơn độ tăng nội năng của khí

B. Nhiệt lượng mà khí nhận được nhỏ hơn độ tăng nội năng của khí

C. Nhiệt lượng mà khí nhận được bằng độ tăng nội năng của khí

D. Nhiệt lượng mà khí nhận được có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn nhưng không thế bằng độ tăng nội năng của khí

Câu hỏi 24 :

Biểu thức nào sau đây phù hợp với quá trình nén khí đẳng nhiệt?

A. 0 = Q + A với A > 0

B. Q + A = 0 với A < 0

C. ΔU = Q + A với ΔU > 0; Q < 0; A > 0 

D. ΔU = A + Q với A > 0; Q < 0

Câu hỏi 28 :

Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh đẳng tích?

A. ΔU = Q với Q > 0

B. ΔU = A với A < 0

C. ΔU = A với A <0

D. ΔU = Q với Q<0

Câu hỏi 29 :

Hệ thức ΔU = Q là hệ thức của nguyên lí I NĐLN

A. Áp dụng cho quá trình đẳng nhiệt

B. Áp dụng cho quá trình đẳng áp

C. Áp dụng cho quá trình đẳng tích

D. Áp dụng cho cả 3 quá trình trên

Câu hỏi 30 :

Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình nén khí đẳng nhiệt

A. Q + A = 0 với A < 0

B. ΔU = Q + A với ΔU > 0; Q < 0; A > 0

C. Q + A = 0 Với A > 0

D. ΔU = A + Q Với A > 0; Q < 0    

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK