Nguyễn Du là một danh nhân văn hóa, một đại thi hào của dân tộc. Tiêu biểu là tác phẩm "Truyện Kiều". Đến với tác phẩm, người đọc ấn tượng với tấm lòng của Thúy Kiều đối với Kim Trọng thể hiện trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích’’. Nhớ Kim Trọng Kiều nhớ đến cảnh mình cùng Kim Trọng uống rượu thề nguyện dưới ánh trăng. Tuy Nguyễn Du không miêu tả tâm trạng của Thúy kiều nhưng người đọc vẫn hình dung được nỗi đau đớn của nàng về bi kịch tình yêu tan vỡ. Một mình lẻ loi nơi lầu Ngưng Bích, Kiều tưởng tượng Kim Trọng đang ngày đêm mong nhớ nàng. Trong khi đó Kiều đang một mình lưu lạc nơi đất khách quê người. Kiều nhớ Kim Trọng trong tâm trạng vô vọng, đau xót và tự cho rằng mình không xứng đáng với Kim Trọng. Nỗi nhớ Kim Trọng không bao giờ nhạt phai cho dù Kiều có gặp cảnh ngộ đau đớn thế nào. Kiều thương Kim Trọng mà cũng thương mình, nhân phẩm bị chà đạp phải sống lưu lạc xa gia đình, tình yêu tan vỡ nhưng nàng vẫn không nguôi ngoai nỗi nhớ khắc khoải với tình yêu sâu đậm. Bằng ngôn ngữ sáng tạo, hấp dẫn, vận dụng sáng tạo biện pháp tu từ, tác giả đã khắc họa thành công nỗi nhớ Kim Trọng của Kiều. Đoạn trích đã thể hiện tấm lòng thủy chung sâu đậm của Thúy Kiều với Kim Trọng.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK