Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Viết bài dựa vào dàn ý thanks Dàn ý chi...

Viết bài dựa vào dàn ý thanks Dàn ý chi tiết về cây lúa Việt Nam I. Mở bài - Giới thiệu cấy lúa nước Việt Nam: Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đầu

Câu hỏi :

Viết bài dựa vào dàn ý thanks Dàn ý chi tiết về cây lúa Việt Nam I. Mở bài - Giới thiệu cấy lúa nước Việt Nam: Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đầu trời đẹp hơn Hai câu thơ khắc họa hình ảnh cây lúa Việt Nam một loại cây............. Vì nó góp phần phát triển kinh tế gia đình, đất nước II. Thân bài ( Chuyển ý ) 1/ Nguồn gốc: -Thuộc họ rễ chùm, thân đốt, một lá mầm -Nền văn minh lúa nước đầu tiên của nhân loại như Ấn Độ, Trung Quốc là những nơi được cho là cái nôi của cây lúa nước Việt Nam 2/ Chủng loại: -Nhiều loại giống: như tám thơm, nàng hương, khang .dân 18.... 3/ Cấu tạo và cách sinh trưởng:( sử dụng yếu tố nghệ thuật như miêu tả, so sánh...) +Cây lúa nước là loại cây sống trong môi trường nước ngọt, nhiều phù sa bồi đắp, phân bố chủ yếu ở vùng Đồng Bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. +Cây lúa có đường kính từ 2 – 3cm, cao từ 60 – 80cm. +Cây lúa chia làm ba bộ phận chính: Rễ , thân cây và ngọn. + Rễ cây là cơ quan hấp thụ chất dinh dưỡng và nước từ đất, thân cây với chức năng vận chuyển, trao đổi chất để đưa tới ngọn cây. Từ ngọn cây sẽ nảy mầm thành bông và những hạt lúa trổ bông… 4/ Công dụng: + Cây lúa cho hạt gạo, nguồn thực phẩm chính của người dân Việt Nam. + Từ hạt gạo, chúng ta có thể nấu thành cơm, xay bột gạo làm ra những loại bánh cổ truyền. Hạt gạo cũng là nguyên liệu để tạo ra bánh đa, phở, bún,... + Hầu hết tất cả các bộ phận của cây lúa đều có thể sử dụng trong đời sống như: chất đốt, thức ăn gia súc, làm nấm, phân hữu cơ III. Kết bài Cây lúa có giá trị cả về vật chất và tinh thần. Hình ảnh cây lúa gắn liền với đời sống nhân dân Việt Nam. Giữa nền cơ cấu kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cây lúa vẫn đã và đang là nguồn kinh tế trọng điểm của đất nước, tạo công ăn việc làm cho phần lớn người dân trong nước đag cần gấp

Lời giải 1 :

"Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đầu trời đẹp hơn"

Hai câu thơ trên đã khắc họa là một loại cây mang ý nghĩa tốt đẹp . Bởi nó góp phần phát triển kinh tế gia đình , đất nước .

Cây lúa thuộc họ rễ chùm , thân có các đốt tựa sống lưng của chúng ta và thuộc họ lá mầm . Nền văn minh của lúa nước đầu tiên của nhân loại có thể nói nó là Ấn Độ và Trung Quốc . Nó cũng được coi là cái nôi của cây lúa nước Việt Nam . Cây lúa có rất nhiều loại giống . Trong số đó , điển hình như là :tám thơm, nàng hương, khang .dân 18.... Cây lúa nước là loại cây sống trong môi trường nước ngọt được nhiều phù sa sông bồi đắp . Nó được phân bố chủ yếu ở vùng Đồng Bằng sông Hồng và đồng Bằng sông Cửu Long . Cây lúa có đường kính từ 2 – 3cm, cao từ 60 – 80cm . Nó được chia làm 3 bộ phận chính: rễ , thân cây và ngọn. Rễ cây là bộ phận rất quan trọng của cây . Nó tựa như người mẹ cung cấp chất dinh dưỡng từ đất cho cây . Còn thân cây tựa như người cha với chức năng vận chuyển , trao đổi chất để đưa tới ngọn cây . Từ ngọn cây sẽ nảy mầm thành bông và những hạt lúa trổ bông… (p/s cấu tạo : những gì dàn ý của bạn đó là miêu tả , mk có thêm yếu tố so sánh cho bạn đó )Cây lúa rất có nhiều công dụng đối với đời sống .Cây lúa cho hạt gạo, nguồn thực phẩm chính của người dân Việt Nam. Từ hạt gạo, chúng ta có thể nấu thành cơm, xay bột gạo làm ra những loại bánh cổ truyền. Hạt gạo cũng là nguyên liệu để tạo ra bánh đa, phở, bún,... Ngoài ra ,hầu hết tất cả các bộ phận của cây lúa đều có thể sử dụng trong đời sống như: chất đốt, thức ăn gia súc, làm nấm, phân hữu cơ. Cây lúa quả có lợi ích to lớn ! 

Cây lúa có giá trị cả về vật chất và tinh thần. Hình ảnh cây lúa gắn liền với đời sống nhân dân Việt Nam. Mặc dù giữa nền cơ cấu kinh tế công nghiệp hóa đang hiện đại ngày nay nhưng cây lúa vẫn đã và đang là nguồn kinh tế trọng điểm của đất nước. Nó tạo công ăn việc làm cho phần lớn người dân trong nước .

( dàn ý chi tiết nên viết dễ quá <3 )

Thảo luận

Lời giải 2 :

BN THAM KHẢO Ạ

Đất nước Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Vì thế từ bao đời nay cây lúa đã gắn liền với nỗi nhọc nhằn, vất vả của người dân Việt Nam. Từ Bắc chí Nam, đâu đâu cũng xuất hiện những cánh đồng mênh mông bát ngát, trải dài tít tận chân mây như dấu hiệu cho mọi du khách nhận ra đất nước Việt Nam – đất nước nông nghiệp với sự gắn bó của con người và cây lúa xanh tươi.

Không biết từ bao giờ có khái niệm cây lúa có trong từ điển Việt Nam. Từ một giống cây hoang dại, cây lúa đã được con người cải tạo và thuần hóa trở thành cây lương thực chính. Để có được những hạt thóc vàng căng mẩm là bao mồ hôi, công sức của người nông dân. Hạt thóc ngâm nước, ủ lên mầm, gieo xuống bùn trở thành cây mạ xanh non. Sau khi làm đất ký mạ non được bó lại như lên ba theo mẹ ra đồng và được cắm xuống bùn sâu. Qua bàn tay chăm sóc của người dân cấy lúa đã phát triển xanh tươi thành ruộng lúa nối bờ mênh mông bát ngát.

Việt Nam có nhiều loại lúa: lúa nước, lúa nổi, lúa cạn, lúa nếp, lúa tẻ,….Có nhiều loại thơm ngon, rất nổi tiếng như lúa nàng hương, nàng thơm chợ đào,…. Nhiều giống lúa cho năng xuất cao, thích nghi ở nhiều loại đất khác nhau. Trừ những vùng quá phèn, quá mặn hoặc khô cằn. Ở đâu có nước ngọt là có trồng lúa. Tuy nhiên cây lúa thích hợp nhất vẫn là đất phù sa. Ở nước ta, nghề trong lúa phát triển mạnh ở các lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long.

Cây lúa nước là loại cây thân cỏ, tròn có nhiều giống và đốt. Giống thường rỗng, đặc ở đốt. Lá dài có bẹ ôm lấy thân. Gân lá song song. Những chiếc lá lúa giống như hình lưỡi. Dáng lá yểu điệu duyên dáng như trăm ngàn cánh tay bé xíu đùa giỡn với gió. Sóng lúa nhấp nhô giữa chiều hạ hay nắng sớm mùa xuân gợi bức tranh đồng quê thi vị, mượt mà. Đó là đề tài quen thơ của thơ ca nhạc họa.

Rễ lúa là rễ chùm, mọc nông trên đất. Hoa lúa mọc thành bông, không có cánh hoa. Khi nở nhụy dài ra có chùm lông có tác dụng quét hạt phấn. Quả lúa (thóc) khô có nhiều chất bột. Vỏ quả gồm vỏ trấu và vỏ cám. Vỏ cám dính sát vào hạt, còn vỏ trấu ở ngoài do máy tạo thành. Khi lúa tạo hạt, vỏ thóc xuất hiện trước bảo vệ phần tinh bột phát triển sau ở bên trong.

Vụ lúa Việt Nam phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết nên thường có những thời vụ khác nhau. Vụ lúa chiêm gieo từ tháng 10 âm lịch gặt tháng 1-2 năm sau. Vụ lúa xuân gieo từ tháng 2 âm lịch gặt tháng 4-5. Vụ lúa hè – thu gieo tháng 5-6 gặt tháng 8-9.

Hạt lúa, hạt gạo là nguồn lương thực chính của Việt Nam. Cơm gạo là thức ăn chính trong bữa ăn con người Việt Nam. Từ hạt gạo có thể chế tạo ra những đặc sản như: Bánh tráng, bánh phồng, các loại bánh nổi tiếng của vùng. Nhưng đặc biệt nó có lẽ là bánh chưng, bánh giầy và cốm.

Lúa gạo là nguồn dự trữ đảm bảo an ninh lương thực của nước ta và thế giới. Xuất khẩu gạo là nguồn kinh tế làm giàu cho đất nước. Thân lúa (rơm, rạ ) dùng để làm các chất đốt. Rơm khô là thức ăn cho gia súc và còn là nguyên liệu cho các mặc hàng thủ công mỹ nghệ.

Sang thế kỉ XXI, Việt Nam đi vào xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị của nó vẫn là vị trí quan trọng nhất trong quá trình phát triển đất nước. Chẳng thế cây lúa còn được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật cao quý.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK