Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 các bạn hãy cho mình các đề kiểm tra giữa...

các bạn hãy cho mình các đề kiểm tra giữa kì 2 môn văn 8 và làm cho mình luôn nhé. câu hỏi 1797617 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

các bạn hãy cho mình các đề kiểm tra giữa kì 2 môn văn 8 và làm cho mình luôn nhé.

Lời giải 1 :

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 - Đề 1Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 8 môn Văn

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ ……………

 

(Đề có 01 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT RÈN KỸ NĂNG LÀM BÀI THI

GIỮA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài 90 phút

Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia. Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng. Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường sống. Làm sao để tăng trưởng, để giàu có hơn nhưng đừng bức tử nguồn nước cho mai sau. […] Chỉ có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng. Mình không chỉ lo cho được việc cho riêng mình mặc ai kia khổ sở…

[…] Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc. Còn tệ hơn cả thiểu năng cơ thể. Bởi vì thiểu năng cảm xúc nghĩa là dù không phải trời bắt tội, em cũng đã bị tật nguyền ngay trong cơ thể khỏe mạnh, đẹp đẽ của chính mình.

(Theo Đoàn Công Lê Huy, Yêu xứ sở, thương đồng bào, Nxb Kim Đồng 2018, tr 83,85)

1. Xét về mục đích nói, câu Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia thuộc kiểu câu gì?

2. Chỉ ra đặc điểm hình thức và chức năng của câu văn vừa xét.

3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn (trình bày bằng 2-3 câu văn).

4. Thông điệp mà đoạn văn gửi đến người đọc là gì?

Phần II: Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn ngắn (10 đến 12 câu) theo lối diễn dịch triển khai câu chủ đề Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc.

Câu 2 (5,0 điểm). Giới thiệu về ngày tết cổ truyền Việt Nam.

----------- HẾT ---------

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 môn Ngữ văn 8

Câu

ý

Nội dung

Điểm

I

1

 

- Mức tối đa:

+ Học sinh xác định đúng kiểu câu nghi vấn.

- Mức không đạt: HS không làm hoặc làm sai.

0.5

 

0

2

- Mức tối đa: HS xác định được

+ Dấu hiệu hình thức: từ để hỏi Làm sao.

+ Chức năng: Bộc lộ cảm xúc.

- Mức chưa tối đa: Hs xác định được dấu hiệu hình thức nhưng không xác định (hoặc xác định không đúng) chức năng của câu (hoặc ngược lại).

- Mức không đạt: HS không làm hoặc làm sai.

0.5

 

 

0.25

 

 

0

 

 

3

- Mức tối đa: Hs nêu được tác dụng của phép điệp ngữ để nhấn mạnh, làm nổi bật niềm trăn trở, băn khoăn của tác giả về vấn đề phát triển xã hội ổn định trên nhiều mặt.

- Mức chưa tối đa: Hs nêu được tác dụng nhưng lời văn diễn đạt còn lủng củng.

- Mức không đạt: HS không làm hoặc làm sai.

1.0

 

 

0.5

 

0

 

 

4

 

- Mức tối đa: HS nêu được thông điệp gửi gắm trong đoạn văn.

Mỗi chúng ta hãy biết nghĩ đến người khác, đừng để cảm xúc bị “thiểu năng” vì sự vô cảm.

- Mức không đạt: Hs không nêu được vấn đề hoặc không làm.

1.0

 

 

0

II

 

 

 

1

 

Viết đoạn văn triển khai câu chủ đề

 

- Mức tối đa:

+ Về hình thức: HS viết đúng cấu trúc đoạn văn diễn dịch; đảm bảo dung lượng đoạn văn.

+ Về nội dung: HS có thể triển khai ý theo nhiều cách song về cơ bản nêu được những ảnh hưởng tiêu cực của lối sống vô cảm.

- Mức chưa tối đa: Hs viết đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn nhưng nội dung còn sơ sài, chưa phát triển ý câu chủ đề một cách sâu sắc (và ngược lại).

- Mức không đạt: HS không làm hoặc làm sai.

 

0.25

 

1,75

 

1,0

 

 

0

 

 

Giới thiệu một phong tục tết cổ truyền.

 

 

a. Yêu cầu về kỹ năng:

- Xác định đúng kiểu bài: Thuyết minh.

- Bài viết đảm bảo bố cục ba phần.

- Bài viết không mắc lỗi diễn đạt, chính tả.

- Nội dung thuyết minh ấn tượng, lời văn diễn đạt khách quan, chính xác, ngôn ngữ trong sáng.

0,5

II

 

2

b. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể sắp xếp ý theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần nêu được nét đẹp trong đặc điểm, ý nghĩa phong tục ngày tết. Dưới đây là một số nội dung định hướng chấm bài:

* Mở bài:

- Giới thiệu về ngày tết cổ truyền dân tộc.

* Thân bài:

- Khái quát ý nghĩa ngày tết cổ truyền đối với người đân Việt.

- Không khí chuẩn bị những ngày trước tết.

- Những phong tục đẹp ngày tết.

* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị văn hóa lâu bền của ngày tết cổ truyền Việt Nam.

4,0

c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thông tin thuyết minh khách quan, chính xác, hấp dẫn; chuyển đoạn chuyển ý nhịp nhàng.

0.5

 

d. Biểu điểm:

- Mức tối đa: Trình bày bố cục rõ ràng; nội dung thuyết minh chính xác, khách quan, cuốn hút; không mắc lỗi chính tả; biết ngắt, chuyển đoạn, trình bày đoạn văn hợp lí; đảm bảo tốt các yêu cầu của bài.

- - Mức chưa tối đa:

+ Bài làm khá: Đảm bảo tốt các yêu cầu của bài, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. Mắc từ 1-2 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

+ Bài làm trung bình: Biết cách làm văn thuyết minh, tuy nhiên chưa khai thác hết các yêu cầu của bài; chữ viết dễ đọc; mắc 3 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

+ Bài làm yếu: Diễn đạt vụng, thông tin thuyết minh chưa chính xác, còn mang tính chủ quan, lời văn rời rạc, mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ và diễn đạt.

- Mức không đạt:

+ Chỉ viết vài dòng, viết lạc đề, hoặc bỏ giấy trắng.

 

4,0

 

 

 

 

3,0

 

 

 

 

1,0

 

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 - Đề 2Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 8 môn Văn

UBND HUYỆN ………

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

ĐỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG LẦN II

Năm học: 2020 - 2021

Môn: Ngữ văn 8

Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1 (2.0 điểm)

Cho câu thơ sau: “Ta nghe hè dạy bên lòng...”

a. Hãy chép tiếp câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?

b. Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? tác giả nào?

c. Đoạn văn có mấy câu cảm thán? Câu cảm thán đó dùng để thực hiện hành động nói là gì?

d. Tiếng chim tu hú ở cuối bài có ý nghĩa gì?

Câu 2 (3.0 điểm)

Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về chủ đề: Gia đình trong lòng em.

Câu 3 (5.0 điểm)

Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh hoặc một lễ hội mà em thích.

---------------- Hết ----------------

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 môn Ngữ văn 8

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

 

 

 

1

a.

Câu thơ tiếp

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu!

 

0.5

 

 

b.

- Khổ thơ vừa chép nằm trong tác phẩm Khi con tú hú – Tố Hữu

0.25

c.

- Đoạn thơ vừa chép có hai câu cảm thán:

+ Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!

+ Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu!

- Hành động nói: Bộc lộ cảm xúc

0.5

 

 

0.25

d.

- Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ là âm thanh của tự do bên ngoài thúc giục đến da diết, khắc khoải...

0.5

 

 

 

 

2

 

Gia đình trong lòng em.

 

 

* Về kĩ năng:

- Biết cách viết một bài văn nghị luận ngắn.

- Ý tưởng sáng tạo, thể hiện được quan điểm, suy nghĩ của mình.

- Văn phong trong sáng, có cảm xúc; lập luận chặt chẽ, kết hợp tốt các phương thức biểu đạt trong hành văn.

* Lưu ý: Nếu học sinh trình bày thành một đoạn văn nghị luận trình bày được những hiểu biết, suy nghĩ về vai trò của gia đình, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, giáo viên chấm vẫn cho điểm nhưng không đạt điểm tối đa.( chỉ cho đến 2/3 tổng số điểm).

 

 

* Về nội dung:

Học sinh có thể trình bày quan điểm của mình theo nhiều cách. Nhưng dù viết theo cách nào cũng phải bám vào yêu cầu “Gia đình trong lòng em”.

Dưới đây là một số gợi ý định hướng chấm bài:

1. Giải thích: Gia đình là chỉ những người thân thiết có quan hệ hôn nhân, huyết thống,….

2. Giới thiệu và nêu những ấn tượng chung nhất về gia đình.

3. Chia sẻ những suy nghĩ về “gia đình”

- Vai trò của gia đình

+ Là nơi ta được sinh ra, được nuôi dưỡng, chăm sóc để lớn khôn.

+ Là môi trường giáo dục đầu tiên có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách.

+ Là bến đỗ, nơi neo đậu, chốn bình yên để ta tìm về…

4. Phản đề: Phê phán những biểu hiện về ý thức, hành vi thiếu trách nhiệm với gia đình không biết trân trọng mái ấm gia đình vẫn còn tồn tại trong xã hội hiện nay.

- Ý thức được trách nhiệm với gia đình (bằng những việc làm, hành động cụ thể).

- Bày tỏ những ước muốn về gia đình.

 

 

 

 

 

 

0.5

 

0.5

2

Câu

Phần

Yêu cầu

Điểm

 

3

a

Về kĩ năng

- Viết đúng bố cục, thể loại bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.

- Ngôn ngữ diễn đạt trong sáng, mạch lạc; lập luận giầu sức thuyết phục.

- Bài viết không sai quá 3 lỗi chính tả.

Về nội dung

- Mở bài: Giới thiệu tên danh lam thắng cảnh hoặc lễ hội.

- Thân bài: Giới thiệu được những nét chính thật ấn tượng về danh thắng hoặc lễ hội mình biết, yêu thích (có thể nêu rõ nguồn gốc, xuất xứ, địa điểm, thời gian; nếu là lễ hội phải có cách thức tổ chức - tiến trình Lễ - Hội; sự gắn bó của danh thắng hay lễ Hội với nhân dân; thái độ bảo vệ di sản văn hóa, di tích, danh thắng của nhân dân, cộng đồng...)

- Kết bài: Cảm nghĩ về danh thắng hay lễ Hội vừa giới thiệu; liên hệ ....

 

1.0

 

 

 

 

 

0.5

 

3.0

 

 

 

 

 

 

0.5

* Lưu ý: Trên đây là những gợi ý chấm cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, tránh đếm ý cho điểm thuần túy, cho điểm tối đa những bài viết sáng tạo, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc...Cho điểm lẻ đến 0,25 điểm.

Đề thi giữa học kì II môn Ngữ văn lớp 8 - Đề 3Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 8 môn Văn

Câu 1: (3 điểm)

Cho đoạn văn sau:

"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa ; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù . Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng" .

( Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn)

a. Đoạn văn trên gồm mấy câu? Mỗi câu được trình bày theo mục đích nói nào?

b. Viết đoạn văn (6 - 8 câu) trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của Trần Quốc Tuấn ?

c. Kể tên 2 văn bản nghị luận trung đại khác trong chương trình Ngữ văn 8 cũng nói về lòng yêu nước ( Nêu rõ tên văn bản, tác giả)

Câu 2: (2 điểm)

Cho 2 câu sau:

“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu…”

a) Chép những câu tiếp theo để hoàn thiện đoạn trích?

b) “Nước Đại Việt ta” được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

c) Văn bản được viết theo thể loại nào? Em hiểu gì về thể văn cổ đó?

Câu 3: (5 điểm)

Cho câu thơ sau:

“Ta nghe hè dậy bên lòng”

a. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?

b. Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giả nào?

c. Đoạn văn có mấy câu cảm thán? Câu cảm thán đó dùng để thực hiện hành động nói là gì?

d. Tiếng chim tu hú ở cuối bài có ý nghĩa gì?

e. Viết đoạn văn khoảng 10 - 12 câu theo hình thức tổng phân hợp nêu cảm nhận về tâm trạng người tù qua khổ thơ vừa chép.

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 môn Ngữ văn 8

Câu 1: (3 điểm)

a. Đoạn văn gồm 2 câu( 0,25đ)

Kiểu câu trần thuật – được dùng với mục đích biểu cảm( 0,25đ)

b. Viết đoạn văn: giới thiệu được tác giả- danh tướng kiệt xuất của nhà Trần.

- Đoạn văn diễn tả cảm động nỗi lòng của chủ tướng Trần Quốc Tuấn trước sự lâm nguy của đất nước khi chứng kiến tội ác và sự ngang ngược của xứ giặc: đau xót đến quặn lòng, căm thù giặc sục sôi, quyết tâm không dung tha cho chúng, quyết tâm chiến đấu đến cùng cho dù thịt nát xương tan: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng" .(2điểm)

c. HS kể đúng tên văn bản, tác giả:

- “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn (0.25đ)

- “Nước Đại Việt ta” (hoặc Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi (0.25đ)

Câu 2: (2 điểm)

a) Chép đầy đủ hoàn thiện đoạn trích ( 0.5đ)

b) Đoạn trích “ Nước Đại Việt ta” được trích trong tác phẩm “ Bình Ngô đại cáo” của tác giả Nguyễn Trãi( 0,5 đ)

- Bình Ngô đại cáo được sáng tác năm 1428 sau khi quân ta đại thắng, diệt và làm tan rã 15 vạn quân Minh xâm lược

c) VB được viết theo thể văn nghị luận cổ: cáo (là thể văn nghị luận cổ thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. Cáo phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu (1đ)

Câu 3: (5 điểm)

a) Chép đúng các câu thơ tiếp (0.5 đ)

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu!

b) Khổ thơ vừa chép nằm trong tác phẩm Khi con tú hú (sáng tác 7/ 1939 khi Tố Hữu bị bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ - Huế) (0.5 đ)

c) Đoạn thơ vừa chép có hai câu cảm thán: (0.5 đ)

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu!

Hành động nói: Bộc lộ cảm xúc

d) Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ là âm thanh của tự do bên ngoài thúc giục đến da diết, khắc khoải......(0.5 đ)

e) Đoạn văn khoảng 10 – 12 câu (3đ)

* Hình thức: Trình bày đúng hình thức một đoạn văn, đảm bảo số câu (10 – 12 câu), có đánh số câu (0.5đ)

* Nội dung: (2.5đ)

- Mở đoạn: giới thiệu khái quát bài thơ, tác giả, dẫn dắt đến khổ 2: Tâm trạng bực bội, đâu khổ và niềm khát khao tự do của nhà thơ.

- Thân đoạn: Nêu được các nội dung sau

+ Tâm trạng của người tù cách mạng: đau khổ, ngột ngạt dược nhà thơ biêủ đạt trực tiếp

+ Bốn câu lục bát ngắt nhịp bất thường 6/2, 3/3, dùng hai câu cảm thán liên tiếp cùng với việc sử dụng các động từ mạnh: đạp tan phòng, chết uất, các thán từ “Ôi, thôi, làm sao” đoạn thơ trở thành tiếng kêu phẫn uất của người mát tự do.

+ Cùng với tiếng kêu ấy chính là tâm trạng bực bội, ngột ngạt muốn phá tan xiềng xích của người tù cách mạng

+ Niềm khát khao tự do cháy bỏng của người tù muốn thoát ra khỏi từ ngục trở về với cuộc sống tươi đẹp tự do bên ngoài. Cảnh bên ngoài dệp bao nhiêu rực rỡ bao nhiêu thì người tù càng đau đớn sôi sục bấy nhiêu. Đó là ý chí bất khuất kiên cường của người tù.

+ Tiếng kêu của con chim tu hú là tiếng gọi thiết tha của tự do, của sự sống đầy quyến rũ với người tù CM trẻ tuổi.

Kết đoạn: Khái quát lại tâm trạng và niềm khát khao của người người tù.

...........

Thảo luận

Lời giải 2 :

mình chỉ có 1 đề thui à : 

Phần I. (6.0 điểm) Cho câu thơ sau:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Câu 1: ( 1,0 điểm) Chép 5 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện đoạn thơ và cho biết đoạn thơ trích trong tác phẩm nào? Của ai?

Câu 2: ( 0,5 điểm)  Khái quát nội dung đoạn thơ trên bằng một câu văn.

Câu 3: ( 1.0 điểm)  Trong một đoạn thơ khác của bài thơ có hai câu thơ:

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.         

Hãy gọi tên và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên.

Câu 4: ( 3.5 điểm)

Viết đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về những câu thơ vừa chép, trong đoạn văn có sử dụng một câu hỏi tu từ (gạch chân và chú thích câu hỏi tu từ).  

Phần II. ( 4.0 điểm) Cho đoạn văn

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt thời nào cũng có.

(“Nước Đại Việt ta” Trích “ Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi )

Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn trên khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. Để chứng minh cho nội dung ấy, tác giả đã nêu ra những yếu tố nào ?

Câu 2 (1,0 điểm): Xét theo mục đích nói, câu văn “Từ  Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập” thuộc kiểu câu gì và thực hiện hành động nói nào ?

Câu 3 ( 2.0 điểm): Qua văn bản có đoạn trích trên kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ về lòng yêu nước của nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay.   

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK