Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Bữa ăn hợp lý là bữa ăn có đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡng Protid, lipid, Glucid, Vitamin và các chất dinh dưỡng phải ở một tỷ lệ cân đối, thích hợp với từng loại đối tượng”, PGS.TS Trần Đình Toán nhấn mạnh. Bữa sáng phải được coi là bữa ăn chính. Năng lượng trung bình dành cho nó nên đạt 1/3 năng lượng trong cả ngày. Bữa ăn sáng cũng cần có đầy đủ các chất dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối, ba gồm các nhóm: chất bột (cơm, bún, bánh mì, bánh cuốn, phở), chất đạm (thịt, trứng, sữa, cá, đậu đỗ…), chất béo (dầu, mỡ, để rán, xào, hay cho vào nước dùng, bơ để phết vào bánh mì), vitamin và muối khoáng (rau và trái cây).
Nhiều người nghĩ bữa sáng là bữa phụ nên ít ăn chất đạm như thịt, cá, trứng, đậu đỗ vào bữa ăn này. Thực ra, chất đạm cung cấp các axit amin cần thiết cho mọi cơ quan, tổ chức, đặc biệt là não, giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, trí óc minh mẫn, sáng suốt. Chất đạm rất cần có mặt trong bữa ăn sáng để giúp chúng ta làm việc, học tập có hiệu quả.
Bữa trưa là bữa cung cấp năng lượng cho cơ thể nhiều nhất. Bữa ăn trưa nhẹ cũng có thể được nếu bữa sáng đã ăn nhiều, cung cấp trên 700 kcalo cho cơ thể. Nhưng dù ăn sáng có no bao nhiêu, cũng hoàn toàn không nên bỏ bữa ăn trưa.
Một bữa ăn tối quá muộn và quá nhiều chất dinh dưỡng là “thủ phạm” gây ra những cơn ác mộng do áp suất ở dạ dày bị tăng cao. Và sau một giấc ngủ với cái bụng vẫn còn nhiều “dinh dưỡng” như vậy thì bạn có thể bị mệt mỏi và đau đầu. Tình trạng này kéo dài dẫn đến suy nhược thần kinh.
- Bữa sáng:
+ Mì tôm: `100g`
+ Sữa milo: `15g`
- Bữa trưa:
+ Cơm: `250g`
+ Cá: `100g`
+ Trứng: `100g`
+ Rau muống: `200g`
- Bữa phụ chiều:
+ `1` cốc nước chanh
+ `2` cái bánh rán hoặc bánh tráng
- Bữa tối:
+ Cơm: `250g`
+ Thịt lợn hoặc bò: `100g`
+ Rau khoai: `150g`
+ Giò rán hoặc chả: `50g`
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK