Câu 21: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây:
A. Quần thể muỗi và quần thể dơi.
B. Quần thể chim sẻ và quần thể chim chích.
C. Quần thể gà và quần thể ngan.
D. Quần thể cá mè và quầ thể cá trắm.
Câu 22: Hệ sinh thái bao gồm:
A. Quần thể sinh vật và các nhân tố của môi trường.
B. Cá thể sinh vật và khu vực sống của chúng.
C. Quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh).
D. Quần xã sinh vật và các nhân tố hữu sinh của môi trường.
Câu 23: Trong hệ sinh thái sinh vật sản xuất thường là:
A. Thực vật.
B. Động vật
C. Nấm
D. Vi khuẩn.
Câu 24: Khi nói về đặc điểm của lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Lưới thức ăn phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng trong quần thể.
B. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành 1 lưới thức ăn.
C. Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ.
D. Lưới thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
Câu 25: Trong chuỗi thức ăn: Cây gỗ Sâu ăn lá cây bọ ngựa rắn. Sinh vật tiêu thụ bậc 3 là:
A. Sâu ăn lá cây.
B. Bọ ngựa.
C. Rắn.
D. Cây gỗ.
Câu 26: Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn được hình thành dựa trên mối quan hệ:
A. Dinh dưỡng giữa các loài sinh vật.
B. Hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật.
C. Cạnh tranh giữa các loài sinh vật.
D. Hỗ trợ nhau giữa các sinh vật cùng loài.
Câu 27: Trong các hoạt động sau đây của con người, hoạt động nào gây hậu quả phá hủy môi trường tự nhiên nghiêm trọng nhất?
A. Hái lượm.
B. Săn bắt động vật hoang dã.
C. Chăn thả gia súc.
D. Đốt rừng lấy đất trồng trọt.
Câu 28: Khi nói về những tác động bất lợi đối với môi trường do nền công nghiệp phát triển đã gây ra, những phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Đô thị hóa lấy đi nhiều vùng đất tự nhiên, đất trồng trọt.
(2) Hoạt động cày xới đất canh tác góp phần làm thay đổi đất và tầng nước mặt.
(3) Công nghiệp khai khoáng tàn phá nhiều diện tích rừng.
(4) Săn bắn nhiều loài động vật làm giảm đa dạng sinh học.
A. (1), (2), (3)
B. (2), (3), (4)
C. (1), (2), (4)
D. (1), (3), (4)
Câu 29: Trong thời kì xã hội nông nghiệp, con người đã tác động mạnh đến môi trường bằng các hoạt động nào sau đây?
A. Dùng lửa để nấu nướng, xua đuổi và săn bắt thú rừng đã làm nhiều cánh rừng rộng lớn bị cháy.
B. Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã dẫn đến việc chặt phá rừng để lấy đất canh tác và chăn nuôi gia súc.
C. Máy móc công nghiệp ra đời đã tác động mạnh đến môi trường công nghiệp khai khoáng đã làm mất đi nhiều ánh rừng, đô thị hóa đã lấy đi nhiều vùng đất tự nhiên và đất trồng trọt.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 30: Nhân tố sinh thái là:
A. Những yếu tố môi trường tác động trực tiếp đến sinh vật.
B. Những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
C. Các nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường.
D. Tất cả các yếu tố có trong môi trường sống của sinh vật
@Oliver Wood
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK