Trang chủ Sinh Học Lớp 9 Câu 31: Cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng;...

Câu 31: Cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng; cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng thuộc nhóm: A. Cây ưa bóng sống ở nơi qua

Câu hỏi :

Câu 31: Cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng; cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng thuộc nhóm: A. Cây ưa bóng sống ở nơi quang đãng. B. Cây ưa sáng sống trên tán rừng. C. Cây ưa ẩm sống ở vùng khô hạn. D. Sinh vật sống ở vùng nhiệt đới. Câu 32: Những loài động vật hoạt động vật hoạt động ban đêm, sống trong hang, trong đất, ở vùng nước sâu thuộc nhóm động vật: A. Ưa tối. B. Ưa bóng. C. Ưa lạnh. D. Ưa ẩm. Câu 33: Cây có đặc điểm rụng lá về mùa đông là đặc trưng cho thực vật sống ở? A. Vùng ôn đới. B. Vùng nhiệt đới. C. Vùng sa mạc. D. Vùng Bắc cực. Câu 34: Sinh vật nào sau đây là động vật biến nhiệt: A. Chim sẻ. B. Cá voi. C. Ếch đồng. D. Chó. Câu 35: Khác với sinh vật biến nhiệt, sinh vật hằng nhiệt: A. Có cơ thể lớn hơn, tuổi thọ cao hơn. B. Có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. C. Sinh trưởng, phát triển và sinh sản mạnh hơn. D. Phân bố rộng và chống chịu tốt hơn trong môi trường khắc nghiệt. Câu 36: Hiện tượng đàn trâu rừng ban đêm ngủ cả đàn quây thành vòng tròn, con non, con già ngủ ở giữa phản ánh mối quan hệ: A. Cộng sinh. B. Hội sinh. C. Hỗ trợ cùng loài. D. Cạnh tranh cùng loài. Câu 37: Mối quan hệ cộng sinh là sự hợp tác: A. Cùng có lợi giữa các loài sinh vật. B. Giữa 2 loài sinh vật trong đó một bên có lợi còn 1 bên không có lợi cũng không có hại. C. Cùng hỗ trợ nhau giữa các sinh vật cùng loài. D. Giữa các loài cùng nhau kiếm ăn và chống kẻ thù. Câu 38: Khi trâu bò ăn cỏ chúng đánh động đã làm nhiều loài côn trùng trú ẩn trong cỏ bay ra. Các loài chim ăn côn trùng bắt mồi gần đàn trâu, bò sẽ ăn côn trùng. Quan hệ giữa chim ăn côn trùng và trâu bò là mối quan hệ: A. Kí sinh B. Hội sinh C. Cạnh tranh D. Sinh vật ăn sinh vật khác. Câu 39: Hiện tượng tự tỉa thưa của cây lúa trong ruộng lúa là kết quả của: A. Cạnh tranh cùng loài. B. Cạnh tranh khác loài. C. Thiếu chất dinh dưỡng D. Sâu bệnh phá hại. Câu 40: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mật độ cá thể của quần thể: A. Mật độ quần thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống của quần thể. B. Mật độ cá thể thay đổi theo mùa, năm hoặc điều kiện của môi trường sống, C. Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích. D. Mức độ sinh sản của quần thể tỉ lệ thuận với mật độ cá thể của quần thể.

Lời giải 1 :

Câu 31: Cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng; cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng thuộc nhóm:

B. Cây ưa sáng sống trên tán rừng.

=>Để hứng ánh sáng mặt trời

Câu 32: Những loài động vật hoạt động vật hoạt động ban đêm, sống trong hang, trong đất, ở vùng nước sâu thuộc nhóm động vật:

A. Ưa tối.

Câu 33: Cây có đặc điểm rụng lá về mùa đông là đặc trưng cho thực vật sống ở?

A. Vùng ôn đới.

=>Thích nghi với thời tiết lạnh

Câu 34: Sinh vật nào sau đây là động vật biến nhiệt:

C. Ếch đồng.

=>Nhiệt độ biến thiên theo nhiệt độ môi trường

Câu 35: Khác với sinh vật biến nhiệt, sinh vật hằng nhiệt:

B. Có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.

Câu 36: Hiện tượng đàn trâu rừng ban đêm ngủ cả đàn quây thành vòng tròn, con non, con già ngủ ở giữa phản ánh mối quan hệ:

C. Hỗ trợ cùng loài.

Câu 37: Mối quan hệ cộng sinh là sự hợp tác:

A. Cùng có lợi giữa các loài sinh vật.

Câu 38: Khi trâu bò ăn cỏ chúng đánh động đã làm nhiều loài côn trùng trú ẩn trong cỏ bay ra. Các loài chim ăn côn trùng bắt mồi gần đàn trâu, bò sẽ ăn côn trùng. Quan hệ giữa chim ăn côn trùng và trâu bò là mối quan hệ:

B. Hội sinh

=>1 bên có lợi còn 1 bên không có lợi cũng k có hại

Câu 39: Hiện tượng tự tỉa thưa của cây lúa trong ruộng lúa là kết quả của:

A. Cạnh tranh cùng loài.

=>Cạnh tranh về ánh sáng và dinh dưỡng

Câu 40: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mật độ cá thể của quần thể:

D. Mức độ sinh sản của quần thể tỉ lệ thuận với mật độ cá thể của quần thể.

 

Thảo luận

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK