Câu 40: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mật độ cá thể của quần thể:
A. Mật độ quần thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống của quần thể.
B. Mật độ cá thể thay đổi theo mùa, năm hoặc điều kiện của môi trường sống,
C. Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích.
D. Mức độ sinh sản của quần thể tỉ lệ thuận với mật độ cá thể của quần thể.
Câu 41: Cho các ví dụ minh họa sau:
(1) Các con ốc bươu vàng trong 1 ruộng lúa.
(2) Các con cá sống trong cùng 1 ao.
(3) Tập hợp các cây thông trong 1 rừng thông ở Đà Lạt.
(4) Tập hợp các cây cỏ trên 1 đồng cỏ.
(5) Tập hợp những con ong cùng sống trong 1 khu rừng nguyên sinh.
Có bao nhiêu ví dụ minh họa về quần thể sinh vật.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 42: Đặc điểm sau đây không được xem là điểm đặc trưng của quần thể là:
A. Tỉ lệ giới tính của các cá thể trong quần thể.
B. Thời gian hình thành của quần thể.
C. Thành phần nhóm tuổi của các cá thể.
D. Mật độ của quần thể.
Câu 43: Chỉ số thể hiện mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã là:
A. Độ đa dạng.
B. Độ nhiều
C. Độ thường gặp.
D. Độ tập trung.
Câu 44: Quần thể người và quần thể sinh vật có những đặc điểm giống nhau như:
A. Giới tính, sinh sản, tử vong, giáo dục, văn hóa.
B. Giới tính, giáo dục, sinh sản, văn hóa, mật độ.
C. Giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong.
D. Giới tính, lứa tuổi, giáo dục, sinh sản, tử vong.
Câu 45: Những yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người và đến chính sách kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia?
A. Tỉ lệ giới tính.
B. Sự tăng giảm dân số.
C. Thành phần nhóm tuổi.
D. Cả 3 yếu tố A, B và C.
Câu 46: Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào?
A. Số lượng các loài trong quần xã.
B. Thành phần loài trong quần xã.
C. Số lượng các cá thể của từng loài trong quần xã.
D. Số lượng và thành phần loài trong quần xã.
Câu 47: Chỉ số thể hiện mật độ cá thể từng loài trong quần xã là:
A. Độ đa dạng.
B. Độ nhiều.
C. Độ thường gặp.
D. Độ tập trung.
Câu 48: Trong 1 quần xã loài ưu thế là:
A. Loài chỉ có ở 1 quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
B. Loài có số lượng cá thể cái đông nhất.
C. Loài đóng vai trò quan trọng (số lượng lớn).
D. Loài có tỉ lệ đực/ cái ổn định nhất.
Câu 49: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây:
A. Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ.
B. Quần thể chim sẻ và quần thể chim chào mào.
C. Quần thể gà và quần thể châu chấu.
D. Quần thể cá chép và quầ thể cá rô.
Câu 50: Lưới thức ăn là:
A. Nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
B. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
C. Nhiều cá thể sinh vật cùng ăn một loại thức ăn.
D. Các chuỗi thức ăn cùng tồn tại trong hệ sinh thái.
@Oliver Wood
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK