#PK
(1) Trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, cuộc gặp gỡ giữa người cha và con tám năm xa cách thật trớ trêu (2) Khi ông Sáu xúc động và vồ vập, bé Thu trái lại không nhận ra cha, vô cùng kinh ngạc rồi tái mặt, vội chạy đi gọi má. (3) Đây là phản ứng bình thường, hợp lí của một đứa trẻ khi nhìn thấy ông Sáu hiện tại không giống với người cha trong bức tranh, từ đây cũng hé lộ tính cách thẳng thắn mạnh mẽ của bé Thu giúp ta hiểu được tình cảm của bé Thu với ba – người cha trong bức ảnh là sâu nặng và thủy chung. (4) Đáp lại sự ân cần, yêu thương, vỗ về của ba, bé Thu lại lảng tránh từ chối dù cho má đã khuyên, dọa đánh, nó vẫn nhất quyết không gọi ông Sáu là ba thậm chí còn phản ứng một cách bướng bỉnh: chỉ nói trống không, không chịu nhờ ông chắt giùm nồi cơm đang sôi, hất cái trứng cá ông gắp cho và lúc xuống xuồng thì cố ý kéo dây cột xuồng kêu rổn rảng thật to để trêu tức ba, cũng như để khỏi tức giận. (5) Ở bé Thu có điểm ấn tượng đặc biệt, đó là sự mạnh mẽ, cá tính, đầy bản lĩnh dù thái độ của em thật khó chịu nhưng không đáng trách. (6) Suy cho cùng, đó, đó là lỗi của chiến tranh, lỗi của xa cách, chiến tranh đã làm biến dạng người cha, bé Thu lại còn quá nhỏ, không thể hiểu được những khắc nghiệt, éo le của cuộc sống. (7) Cả ông Sáu và bé Thu đều là nạn nhân của chiến tranh, chiến tranh làm cho những người thân yêu trở nên xa lạ, chiến tranh làm chia rẽ con người. (8) Phản ứng tâm lí của bé Thu hoàn toàn tự nhiên, thậm chí còn chứng tỏ tình cảm sâu sắc của em dành cho ba, một tình yêu ẩn chứa cả sự kiêu hãnh của trẻ thơ về một hình ảnh người cha đẹp đẽ, trẻ trung và vô vùng thân yêu trong bức hình chụp chung với má. (8) Nếu cuộc gặp gỡ là sự trớ trêu thì lúc chia tay lại đầy nghịch lí, đẫm nước mắt, xáo trộng cảm xúc cả người trong cuộc lẫn người đọc. (9) Buổi chia tay, khi nó biết chắc là ba mình, tình cảm của bé Thu có sự thay đổi, chứng tỏ em là một cô bé bản lĩnh nhưng không quá bảo thủ, là đứa trẻ trong sáng, ngay thẳng, giàu tình cảm, vì thế khi hiểu ra mọi chuyện, nó đã thay đổi. (10) Khi ông Sáu đưa mắt nhìn con, “đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao” diễn tả tinh tế sự xáo trộng của những tình cảm, cảm xúc trong lòng bé Thu, để rồi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn đã hé lộ tình yêu thương đang trỗi dậy mạnh mẽ trong người nó. (11) Lúc ông Sáu chào từ biệt, tình cảm của con bé đẩy đến cao trào trong tiếng thét “ba”, tiếng thét của sự dồn nén tình cảm trong lồng ngực của bé Thu, xé không gian, xé cả lòng người, tiếng ba mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, như vỡ tung từ đáy lòng nó. (12) Ngòi bút của Nguyễn Quang Sáng cũng như run lên khi tả con bé “chạy xô tới” “ôm lấy cổ ba” nhất là “làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên”, thể hiện tình cảm vội vàng, cuống quýt, thiết tha, mãnh liệt. (13) Đó là hành động xuất phát từ nỗi nhớ mong, tình yêu thương dồn nén trong bao ngày dường như vỡ òa, là hành động của sự hối lỗi khi đã không nhận ba mình nhưng những hành động ấy là phù hợp với cách bày tỏ tình cảm hồn nhiên, chân thực, bộc trực của một đứa trẻ. (14) Sau này, Thu trở thành một cô giao liên dũng cảm, tình cờ gặp được bác Ba và nhận lại được cây lược ngà mà ba mình làm tặng. (15) Qua những biểu hiện tâm lí và hành động của bé Thu, người đọc cảm nhận được tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ và cũng dứt khoát, rạch ròi – một cá tính mạnh mẽ trong tâm hồn thơ ngây và đa cảm. (16) Nhà văn tỏ ra rất am hiểu về tính cách trẻ thơ, yêu mến, trân trọng tình cảm của các em nhỏ, nhờ thế ông có những trang viết sinh động và cảm động.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK