Bài làm: (nghị luận bài thơ tiểu đội xe không kính)
Phạm Tiến Duật (1941-2007) quê ở Phú Thọ. Ông là một trong những nhà thơ trưởng thành trong KC chống Mỹ. Niềm vui của tuổi trẻ ra trận như a/s rực rỡ và như gió mát lồng lộng đã phả vào tâm hồn của nhà thơ cũng như người chiến sĩ. Thơ PTD mang giọng điệu thật khỏe khoắn, tinh nghịch, vui tươi mà không kém phần sâu sắc. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là t/p tiêu biểu cho hồn thơ ấy.
Bài thơ được trích trong tác phẩm “Vầng trăng quầng lửa” năm 1969, khi đó cuộc KC chống Mỹ trở nên quyết liệt nhất. Đế quốc Mỹ cho dội hàng ngàn tấn bom xuống các cánh rừng Trường Sơn hòng chặt đứt mạch máu giao thông nối liền Bắc-Nam. Trong kháng chiến, có rất nhiều tấm gương sáng, nhưng cống hiến thầm lặng nhất là những người lái xe. Những phẩm chất tuyệt đẹp, nhất là tư thế ung dung, tự tại của họ được thể hiện rõ qua hai khổ thơ đầu:
“Không có kính ...
... ùa vào buồng lái”
Mở đầu bài thơ là h/ả độc đáo:
“Không có kính, không phải vì xe không có kính”
Lời g/thiệu về đoàn xe với ngôn ngữ mộc mạc đã gợi tả rõ nét, cứ như đoàn xe đang lừng lững tiến lại. Điệp từ “không” được điệp 3 lần, nhấn mạnh tình trạng của chiếc xe k/kính, đây là một hiện tượng lạ trong c/sống, bất thường nhưng rất phổ biến trên tuyến đường Trường Sơn. Câu thơ thứ hai đã lý giải nguyên nhân xe không có kính một cách giản dị: xe không kính vì phải đi qua “bom giật, bom rung”, hai động từ mạnh “giật, rung” đã khắc họa rõ tính chất ác liệt của c/tranh. Vậy mà những chiếc xe không kính ấy lại chở thuốc men, đạn dược ra tiền tuyến, gắn liền với hành trình ra trận của những người lính l/x; và sẻ chia cùng họ những mất mát, tổn thương của mưa bom đạn.
Trên những chiếc xe ấy, những người lính vẫn vững tay cho xe lăn bánh ra trận:
“Ung dung buồng lái ta ngồi
...
Như sa, như ùa vào buồng lái”
Đó là những hình ảnh thơ tả thực chính xác, không có kính chắn gió bụi thì người l/x phải đối mặt với nhiều nguy hiểm. Từ láy “ung dung” kết hợp ng/thuật đảo ngữ đã khắc họa tư thế bình thản, ngang tàng, coi thường gian khổ. Đó là tư thế chủ động vượt qua hiểm nguy.
L/x, đương nhiên người lính phải “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” và cảm nhận bằng thị giác. Câu thơ được tách thành 3 vế, liệt kê đầy đủ cái nhìn trời để tránh máy bay, nhìn đất để tránh bom mìn, dốc đá và nhìn thẳng về phía trước, sẵn sàng đón nhận không khí. Giọng thơ mạnh mẽ thể hiện chất ngang tàng, kiêu bạc của người lính l/x. Hình ảnh “gió vào xoa mắt đắng” là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác khắc họa chân thực những khó khăn khi xe không có kính. Tạo cảm giác đầy ấn tượng, thử thách. Song, không hề thấy lo ngại mà các anh còn thấy:
“Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim”
Câu thơ cho thấy xe đang đi với tốc độ lao nhanh, nó còn là ẩn dụ cho con đường giải phóng dân tộc, cho mục đích lý tưởng của một người lính cách mạng. Tuyệt vời hơn nữa, các anh biết vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt để trải lòng mình vào cảnh sắc bên đường:
“Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái”
Hình ảnh đó đặc tả tốc độ của chiếc xe đang lao nhanh, và người lính đang mở rộng lòng đón thiên nhiên ùa vào. Câu thơ thể hiện tâm hồn lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu đời của những chàng lính trẻ.
Nhưng những người chiến sĩ lái xe ấy không chỉ có bản tính ung dung, tự tại mà còn mang trong mình tinh thần lạc quan, yêu đời, được thể hiện rõ qua 2 khổ thơ sau:
“ Không có kính ừ thì có bụi ...
... Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi”
Mỗi khổ thơ hiện lên một vẻ đẹp của người c/s, càng đọc ta càng thấy trân trọng, cảm phục phẩm chất anh hùng của người c/s l/x trên tuyến đường TS. Đoạn thơ trên là khổ 3,4 của bài thơ , tiếp tục mạch cảm xúc của nhà thơ về những người lính l/x TS cầm vô lăng trên những chiếc xe k kính, những người lính phải đối mặt trực tiếp với những k/k gian khổ nhưng các anh vẫn lạc quan, yêu đời:
“ Không có kính ừ thì có bụi
...
Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi”
Câu thơ là sự lặp lại ngữ pháp, giọng thơ hóm hỉnh, nhịp thơ nhanh và ngôn ngữ giản dị mang đậm chất khẩu ngữ: “Ừ thì “chưa cần”. Nó là nốt nhấn cho tinh thần lạc quan trước những k/k gian khổ. Cấu trúc ngữ pháp thật độc đáo, khắc họa đậm nét thái độ coi thường k/k thử thách, chấp nhận khó khăn, gian khổ, thử thách ấy một cách thoải mái, hơn nữa là thái độ thách thức, khó khăn. Các anh tận hưởng một chút khoái lạc con con “phì phèo châm thuốc” và nhìn nhau với khuôn mặt lấm lem mà cười “ha ha”. Ta cảm nhận được ở người chiến sĩ lái xe một tư thế luôn chủ động, tự tin làm việc và chiến thắng hoàn cảnh. Chân dung người chiến sĩ lái xe được tác giả phác họa bằng đường nét chân thực, cụ thể qua mái tóc “trắng như người già”, qua khuôn “mặt lấm”, qua cử chỉ “phì phèo châm điều thuốc” và qua nụ cười “ha ha”. Vẻ đẹp của họ giữa chiến trường ác liệt hiện lên thật mộc mạc, bình dị trong dáng vẻ cá tính, trong cử chỉ: tinh nghịch, ngang tàng, thoải mái qua nụ cười.
Ta bắt gặp ở đây một “nụ cười buốt giá”. Tiếng cười “ha ha” ở đây cất lên sảng khoái đến vô cùng, tưởng như mọi vất vả, mệt nhọc của chặng đường dài đã tan biến, không còn là gì với họ. Sự nhiệt tình cách mạng của những chàng lái xe không còn là trừu tượng nữa, nó được tính bằng con đường “trăm cây số”. Đáng trân trọng sao những tâm hồn trẻ trung, lạc quan đáng yêu như thế!
Hai khổ thơ 5 và 6 là kết thúc của tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính". Hai khổ thơ ấy đã tô nét tình cảm đồng chí, đồng đội thiêng liêng, cao cả:
“Những chiếc xe từ trong bom rơi...
... Lại đi, lại đi trời xanh thêm”
Đoạn thơ trên là khổ cuối bài thơ khép lại mạch cảm xúc của nhà thơ về những người lính l/x TS.
Bức chân dung đẹp ấy tiếp tục được khắc họa rõ nét qua tình cảm đồng chí, đồng đội thiêng liêng, cao cả. Sau bao nhiêu gian khổ, họ vẫn hiên ngang đi ra từ cõi chết, từ bom rơi. “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” họ truyền cho nhau tình cảm nồng ấm của tình đồng chí. Một cử chỉ thật giản dị mà vô cùng xúc động giữa chiến trường ác liệt, hiểm nguy. Cái bắt tay thân mật, thắm thiết xiết chặt tình đồng đội keo sơn, truyền cho nhau sức mạnh chiến đấu, tình yêu thương, cổ vũ nhau vượt qua khó khăn, cái bắt tay không ồn ào, không cần lời hoa mỹ. Họ chỉ cần trao nhau hơi ấm từ lòng bàn tay, từ trái tim vì họ đã hiểu rõ nhau. Trong thơ PTD, tác giả khéo léo biến hóa “ô cửa kính vỡ” trở thành nhân chứng cho tình đồng chí, đồng đội, khiến họ gần nhau hơn, tình đồng đội càng thêm sâu sắc. Đó cũng là niềm vui, lời chúc nhau luôn hoàn thành nhiệm vụ.
Và đẹp hơn cả là tình cảm ấy được mở rộng, phát triển thành tình cảm đại gia đình, thương yêu nhau như ruột thịt:
“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”
Vật chất gì cũng tạm bỏ, “bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời”, đầy gian khổ, thiếu thốn, khó khăn và cả nguy hiểm nữa. Không gian chiến trường ác liệt nhưng cái cách nhìn, cách nghĩ của các anh thật hồn nhiên và cảm động. Chất thơ tinh nghịch, đầy ý vị đã mở ra những hình ảnh chân chất trong đời sống của người lính, đã ấm lên tình đồng chí, nghĩa anh em. Hình ảnh “bếp Hoàng Cầm” là biểu tượng của sum họp, từ tiểu đội nhỏ trở thành đại gia đình. Khái niệm gia đình của họ thật giản dị và cảm động vô cùng. Tình đồng chí sang tình cảm anh em ruột thịt những chi tiết h/thực đã xoáy vào trong thơ PTD, đã tỏa sáng những vẻ đẹp lung linh. Sau những phút giây nghỉ ngơi ngắn ngủi, họ lại lên đường thay nhau l/x:
“Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm”
Từ láy “chông chênh” đã đặc tả độ rung, độ lắc của nhịp xe. Việc miêu tả trạng thái nghỉ ngơi ngắn ngủi để rồi họ lại tiếp tục hành quân: “Lại đi, lại đi trời xanh thêm” “trời xanh” là ẩn dụ cho c/s hòa bình, là thành quả c/mạng do sự nghiệp giải phóng miền Nam đem lại, mà những người lính đang hướng tới. Câu thơ như nhịp bước hành quân của người c/sĩ tràn ngập niềm lạc quan, yêu đời, niềm tin vào ngày mai chiến thắng. Ta cảm giác mỗi đoạn đường xe đi qua như mở thêm một khoảng trời hạnh phúc, bình yên. Câu thơ bay bay, phơi phới thật lãng mạn, thật mộng mơ, tinh thần sẵn sàng chiến đấu vì miền Nam ruột thịt như được thổi căng lên, song hành và vượt lên h/cảnh khốc liệt.
Hình tượng người lính l/x là h/ả chủ đạo xuyên suốt bài thơ với nghệ thuật điệp ngữ, liệt kê những h/ả chân thực mang phong cách trẻ trung. Nghệ thuật đảo ngữ, ẩn dụ, so sánh và chất liệu hiện thực xù xì, thô ráp PTD đã thi vị hóa, lãng mạn hóa, đã thổi hồn vào hiện thực, từ đó chất thơ bay lên tạc một tượng đài tuyệt đẹp trong thi ca về những người lính l/x.
Từ chất liệu hiện thực, sống động nơi chiến trường, ngôn ngữ, khẩu ngữ tự nhiên và giọng thơ khỏe khoắn đã ngợi ca hình ảnh những người lính l/x Trường Sơn thời KC chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm và ý chí chiến đấu mãnh liệt. Phải chăng vẻ đẹp của họ là vẻ đẹp của một thế hệ thanh niên VN mà chính nhà thơ đã sống, đã trải nghiệm. Cảm phục lý tưởng của các anh, chúng ta – những thanh niên thế hệ HCM ngày hôm nay cần phải biết trân trọng hơn những gì chúng ta đã có và nhận rõ trách nhiệm để viết tiếp những trang sử vẻ vang, hào hùng.
∵∴
P/s: Hoàn toàn là tự viết ạ, không tin thì cứ việc kiểm tra thôi :>
Edit: Trong bài có 1 số từ ngữ viết tắt, không hiểu từ nào thì cmt xuống em giải thích ạ!
Huy Cận là một đại biểu xuất sắc của phong trào thơ mới và là một nhà thơ lớn của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Ông có nhiều tác phẩm như lửa thiêng, vũ trụ ca, hạt lại gieo... trong đó có bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá". Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc về thiên nhiên, vũ trụ với cảm xúc của người lao động.
Mở đầu bài thơ là cảnh đoàn thuyền đánh cá ra ngoài biển trong thời khắc màn đêm dần bao xuống.
"Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi."
Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa để miêu tả cảnh hoàng hôn, miêu tả cảnh đất trời đang đi dần vào bóng tối. Hình ảnh trong hai câu thơ đầu tiên là một hình ảnh liên tưởng khá đẹp về hoàng hôn "mặt trời" được so sánh giống như "hòn lửa" tạo nên một gam màu rực rỡ trong buổi hoàng hôn. Hình tượng "sóng cài then", "đêm sập cửa" là những động từ mạnh miêu tả cảnh đất trời chuyển giao giữa ngày và đêm một cách chóng vánh. "Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi", tác giả dùng từ "lại" với ý nghĩa là hành động lặp lại mỗi ngày của người dân làng chài vùng biển. Họ ra khơi đánh cá, ra khơi để kiếm nguồn sống, những người lao động vùng biển vất vả trong khi những người khác sắp sửa đi vào giấc ngủ thì những con người lao động nơi đây lại thức đêm đánh cá. "Câu hát" gợi nên vẻ thanh bình mà cũng không kém phần nhộn nhịp. Người lao động ra khơi trong một tâm thế lạc quan, yêu đời, yêu nguồn sống, nên vừa ra khơi họ vừa hát. Hát để lấy sức căng buồm, hát để chèo thuyền, lái thuyền, hát để mọi người cảm nhận được niềm vui sướng trong mỗi chuyến tàu ra khơi.
"Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!"
Câu hát vang vọng nơi đất trời, câu hát tạo nguồn sống, tạo niềm tin cho người lao động vùng biển. Lời hát ngợi ca sự giàu có và hào phóng của biển cả cùng vẻ đẹp lung linh, diệu kỳ của nó trong đêm. "Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng", hình ảnh của những chiếc thuyền đánh cá trong đêm với ánh sáng từ nhiều nguồn khác nhau rọi xuống: ánh sáng từ trăng, ánh sáng từ những chiếc đèn pin củ ngư dân, hòa sắc màu tạo nên vùng sáng long lanh dưới mặt nước. Chính nguồn sáng đó đã tạo cho mặt biển lấp lánh mà tác giả đã khéo léo đặt nó bên từ "dệt". Một cảm giác hài hòa "dệt" giống như bàn tay mảnh mai của con người tạo nên những tấm lụa phát sáng ngay trên mặt biển. "Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi", một vụ cá đánh bắt xa bờ mong muốn thu được mẻ cá lớn để người lao động vùng biển được vui tươi, được no đủ. Bằng tài năng sử dụng bút pháp lãng mạng kết hợp với độ liên tưởng phong phú của nhà thơ mà bức tranh thiên nhiên hiện lên vừa thực lại vừa ảo.
"Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Thiên nhiên, đất trời hòa quyện cùng với con người tạo nên một hình ảnh tuyệt đẹp trong liên tưởng của tác giả. Những hình ảnh "lái gió", "buồm trăng", "mây cao", "biển bằng" là những hình ảnh đẹp mang đậm chất hiện thực. Mỗi một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá cũng như tham gia đánh trận, cùng phải dàn binh, bố trận, cũng phải có vũ khí, cũng phải thăm dò, cũng phải đối chọi với thiên nhiên đất trời nơi bão bùng, sóng lớn... Một trận chiến với cá cũng khiến cho con người phải suy nghĩ, phải sống chiến đầu với thiên nhiên nhưng cũng phải hòa quyện cùng với thiên nhiên để tạo ra một tâm thế tốt, một cảnh sắc hài hòa và có nhịp điệu trong cuộc sống.
Trong khổ thơ nối tiếp cuộc sống lao động của người lao động, tác giả đã chuyển tiếp sang miêu tả cảnh biển giàu có nguồn cá.
"Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé,
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long."
Có rất nhiều loại cá: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song... biện pháp liệt kê đã nhấn mạnh sự giàu có của biển cả. Lòng đại dương mệnh mông rộng lớn, là nơi chứa những nguồn hải sản quý giá. Những hình ảnh chân thực mà ảo diệu đến tinh tường, dưới ánh trăng lấp lánh, dưới mặt nước phản chiếu lung linh, những chú cá quẫy đuôi mình để vùng vẫy, để tự do bơi lội thoải mái cũng đã mắc giăng mẻ lưới của con người. Tiếng "đêm thở", tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa hình ảnh của màn đêm. Tiếng thở ấy, có lẽ là tiếng thở của chính những con người lao động vât vả trên mặt biển để mang về những sản phẩm sau một đêm dài lênh đênh nơi sóng nước. Màn đêm tĩnh mịch hòa cùng tiếng thở của con người tự như chính màn đêm đang thở vậy. Một hình ảnh rất đẹp mà lại rất gần gũi.
"Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,
Biển cho ta cá như lòng mẹ,
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào"
Những hình ảnh giản dị lần lượt hiện lên qua khổ thơ. Tiếng hát một lần nữa lại được tác giả nhắc lại, phải chăng đó chính là tiếng hò dô của con người khi kéo được mẻ cá nặng. Tiếng hát, cùng với tiếng nhịp thuyền gõ vào mạn thuyền để gọi cá, vừa có lời bài hát, vừa có tiết tấu. Một hình ảnh đẹp hiện ra trước mắt ta như một đoàn hợp xướng chuyên nghiệp trên sân sấu. Đó là những hình ảnh rất đẹp, rất giản dị mà lại rất gần gũi. Tác giả so sánh biển như lòng mẹ, lòng mẹ thì có bao giờ lại độc với con cái của mình, người mẹ bao giờ cũng mang đến cho người con những gì là của con nhất, mang đến cho người con nững gì mà người con cần nhất. Vì mẹ là mẹ, mẹ là người phụ nữ hy sinh cho con rất nhiều. Mẹ đã nuôi lớn ta từ khi ta còn trong lòng mẹ, cũng giống như biển cả cho con người lao động những mẻ cá để nuôi lớn con người, rồi cứ thế hệ này tới thế hệ khác.
"Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng"
Một vòng tròn quỹ đạo đang chuyển từ đầu đoạn thơ cho tới cuối đoạn thơ. Đoàn thuyền ra khơi từ lúc mặt trời xuống biển cho tới lúc mặt trời mọc, bình minh bắt đầu cho một ngày mới lên. Có thể nói, tác giả đã từng quan sts rất kỹ, đã từng trải nghiệm và cảm nhận về cuộc sống của người lao động làng chài rất kỹ mới có thể viết lên những câu thơ đẹp đẽ đến như thế. "Kịp trời sáng", "xoăn tay", "rạng đông", "nắng hồng" là những từ ngữ được sắp xếp rất đều đặn, rất đẹp, rất có ý tứ. Câu thơ đã nói lên thành quả lao động của con người, sản phẩm họ thu được là thành quả của một đêm dài lao động trên biển một đêm dài lênh đênh trên sóng nước.
Phần cuối bài thơ là hình ảnh đoàn cá trở về:
"Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi."
Câu hát cuối bài thơ mang một tâm thế vui tươi, thoải mái, những chiếc thuyền đang tức tốc quay về bờ, hải sản mà người lao động thu được sau một đêm dài miệt mài làm việc cũng đã được báo đáp. Đoàn thuyền lao vun vút trên mặt biểu, "Mặt trời đội biển nhô màu mới" một màu hồng rạng rỡ, tinh khôi, và ánh mặt trời phản chiếu trong muôn ngàn mắt cá trên thuyền, khiến nhà thơ liên tưởng tới hàng ngàn mặt trời nhỏ xíu đang tỏa sáng niềm vui. Đến đây, bức tranh biển cả ngập tràn sắc màu tươi sáng và ăm ắp chất sống trong từng dáng hình, đường nét của cảnh, của người. Cảnh bình minh thật huy hoàng nhưng người lao động không kịp ngắm nó, hầu như mọi tâm trí của họ chỉ tập trung vào công việc lao động. Đây chính là tinh thần lao động của nhân dân ta trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Với bút pháp nghệ thuật kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, tác giả đã khái quát hóa hình ảnh người lao động qua những vần thơ làm cho người đọc như đang chứng kiến cảnh lao động của người dân vùng chài. Hình ảnh đẹp mà giản dị, giọng văn tinh tế mà lôi cuốn, bài thơ đã tạo chất nhạc, đã tạo nên khí thế cho người lao động thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nhà thơ đưa ta từ những hình ảnh này đến những hình ảnh khác vừa đẹp mà lại phong phú và hấp dẫn. Không khí lao động hang say cùng với cảnh đẹp của thiên nhiên đất trời mang lại một nguồn sống mới cho con người tỏng tời kỳ xây dựng chủ nghĩa. Bài thơ là động lực giúp cho người lao đọng vươn lên chính mình, vươn lên trong cuộc sống, xây dựng cuốc sống tốt đẹp, hạnh phú và gặt hái được nhiều thành công.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK