Nung đá vôi thu được vôi sống và khí cacbonic: CaCO3 CaO + CO2
Hãy tính khối lượng vôi sống CaO thu được khi nung 50 gam CaCO3
Hướng dẫn:
Số mol CaCO3 tham gia phản ứng:
\({n_{CaC{O_3}}} = \frac{{{m_{CaC{O_3}}}}}{{{M_{CaC{O_3}}}}} = \frac{{50}}{{100}} = 0,5mol\)
CaCO3 CaO + CO2
1mol 1mol
0,5mol g nCaO =?
⇒ nCaO = 0,5 mol; mCaO = 0,5.56 = 28 gam
Tính khối lượng CaCO3 cần dùng để điều chế được 42 gam CaO?
Hướng dẫn:
Số mol CaO là: \({n_{CaO}} = \frac{{{m_{CaO}}}}{{{M_{CaO}}}} = \frac{{42}}{{56}} = 0,75mol\)
Phương trình hóa học:
CaCO3 CaO + CO2
1mol 1mol
\({n_{CaC{O_3}}}\) =? \(\leftarrow\) 0,75mol
⇒ \({n_{CaC{O_3}}}\)=0,75 mol
⇒ \({m_{CaC{O_3}}} = {n_{CaC{O_3}}}.{M_{CaC{O_3}}}\)
= 0,75 . 100 = 75 gam
Cacbon cháy trong oxi hoặc trong không khí sinh ra khí cacbon đioxit: C + O2 CO2
Hãy tìm thể tích khí cacbon đioxit CO2 (Đktc) sinh ra, nếu có 4 gam khí O2 tham gia phản ứng.
Hướng dẫn:
Ta có: \({n_{{O_2}}} = \frac{{{m_{{O_2}}}}}{{{M_{{O_2}}}}} = \frac{4}{{32}} = 0,15(mol)\)
PTHH: C + O2 CO2
1mol 1mol
0,125mol → \({n_{C{O_2}}} = ?\)
⇒ \({n_{C{O_2}}} = 0,125(mol)\)
⇒ \({V_{C{O_2}}} = {n_{C{O_2}}}.22,4 = 0,125.22,4 = 2,8l\)
Hãy tìm thể tích khí O2 (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 24 gam Cacbon.
Hướng dẫn:
Phản ứng hóa học: C + O2 CO2
1 mol 1 mol
2 mol → 2 mol
Số mol Cacbon tham gia phản ứng: \({n_C} = \frac{{24}}{{12}} = 2(mol)\)
Theo phương trình hóa học thì số mol oxi tham gia phản ứng là: 2 mol
Vậy thể tích khí Oxi tham gia phản ứng là: V = n. 22,4 = 2. 22,4 = 4,48 ((lit)
Kẽm tác dụng với axit clohiđric theo phương trình:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Nếu có 3,25g kẽm tham gia phản ứng, em hãy tìm:
a) Khối lượng HCl cần dùng.
b) Khối lượng ZnCl2 thu được.
Phương trình hóa học:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
1 mol 2mol 1mol
0,05 mol → nHCl → nZnCl2
Số mol Zn tham gia phản ứng là: \({n_{Zn}} = \frac{m}{M} = \frac{{3,25}}{{65}} = 0,05(mol)\)
a) Số mol HCl cần dùng là: 2. 0,05 = 0,1 mol
Khối lượng HCl cần dùng là: m = n.M = 0,1 . (35,5 + 1) = 3,65 (gam)
b) Số mol ZnCl2 tạo thành là: n = 0,05 mol
Khối lượng muối ZnCl2 tạo thành là: m = n.M = 0,05 (65 + 3,35.2) =6,8 (gam)
Để đốt cháy một lượng bột sắt cần dùng 4,48 lít khí oxi ở đktc, sau phản ứng thu được oxit sắt từ (Fe3O4). Tính:
a) Khối lượng bột sắt cần dùng.
b) Khối lượng oxit sắt từ thu được.
Phương trình hóa học:
3Fe + 2O2 Fe3O4
3 mol 2 mol 1 mol
0,3 mol \(\leftarrow\) 0,2 mol → 0,1 mol
Số mol Oxi tham gia phản ứng là: \({n_{{O_2}}} = \frac{V}{{22,4}} = \frac{{4,48}}{{22,4}} = 0,2(mol)\)
a) Số mol Sắt cần dùng là: \(\frac{{0,2 \times 3}}{2} = 0,3mol\)
Khối lượng Sắt cần dùng là: m = n.M = 0,3 . 56 = 16,8 (gam)
b) Số mol Sắt từ oxit tạo thành là: n = 0,1 mol
Khối lượng muối sắt từ oxit tạo thành là: m = n.M = 0,1. (56.3 + 16.4) = 23,2 (gam)
Sau bài học cần nắm: kĩ năng lập phương trình hóa học và kĩ năng sử dụng các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích chất khí và số mol.
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 22 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
Cho PTHH sau : 2 Mg + O2 2MgO
Nếu có 2 mol MgO được tạo thành thì số mol khí Oxi (O2 ) cần dùng là:
Có PTHH sau : 2Al + 6HCl 2AlCl3 +3H2
Để điều chế đựơc 0,3mol H2 thì khối lượng Al cần dùng là:
Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 8 Bài 22.
Bài tập 1 trang 75 SGK Hóa học 8
Bài tập 2 trang 75 SGK Hóa học 8
Bài tập 3 trang 75 SGK Hóa học 8
Bài tập 4 trang 75 SGK Hóa học 8
Bài tập 5 trang 76 SGK Hóa học 8
Bài tập 22.1 trang 29 SBT Hóa học 8
Bài tập 22.2 trang 29 SBT Hóa học 8
Bài tập 22.3 trang 29 SBT Hóa học 8
Bài tập 22.4 trang 30 SBT Hóa học 8
Bài tập 22.5 trang 30 SBT Hóa học 8
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.
Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK