I. Nhớ - viết : Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
Trên sông Đà
Một đêm trăng chơi vơi
Tôi đã nghe tiếng đàn ba-la-lai-ca
Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ
Ngón tay đan trên những sợi dây đồng
Lúc ấy
Cả công trường đang say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.
Ngày mai
Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả
Từ công trình thủy điện lớn đầu tiên.
chú ý:
- Đúng chính tả bài thơ. Trình bày đúng các khổ thơ, các dòng thơ theo thơ tự do.
- Chú ý viết đúng những từ phiêu âm tiếng nước ngoài (ba-la-lai-ca..).
2.
a. Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu l và n. Hãy tìm những từ ngữ có các tiếng đó
La
Lẻ
Lo
Lở
Na
Nẻ
No
Nở
La
Lẻ
Lo
Lở
Na
Nẻ
No
Nở
M: la hét/nết na
b. Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở cuối n hay ng. Hãy tìm những từ ngữ có các tiếng đó
Man
Vần
Buôn
Vươn
Mang
Vắng
Buông
Vương
Man
Vần
Buôn
Vươn
Mang
Vắng
Buông
Vương
M: lan man/mang vác
Trả lời:
a)
la: la lối, con la, la bàn…
na : quả na, na ná…
lẻ : lẻ loi, tiền lẻ, lẻ tẻ…
nẻ : nứt nẻ, nẻ mặt, nẻ toác…
lo : lo lắng, lo nghĩ, lo sợ…
no: ăn no, no nê…
lở: đất lở, lở loét, lở mồm…
nở: hoa nở, nở mặt…
b)
man: miên man, khai man…
mang: mang vác, con mang…
vần : vần thơ, đánh vần…
vầng : vầng trán, vầng trăng…
buôn : buôn bán, buôn làng…
buông : buông màn, buông xuôi…
vươn : vươn lên, vươn người…
vương : vương vấn, vương tơ…
3. Thi tìm nhanh
a. Các từ láy âm đầu l
M: long lanh
b. Các từ láy vần có âm cuối ng
M: lóng ngóng
Trả lời:
Từ láy âm đầu l: la liệt, la lối, lả lướt, lạ lùng, lạc lõng, lai láng, lam lũ, làm lụng, lanh lảnh, lành lặn, lảnh lót, lạnh lẽo, lạnh lùng, lay lắt, lặc lè, lồng lộng, lặng lẽ, lắt léo, lấp lóa, lấm láp, lấp lửng, lập lòe, lóng lánh, lung linh, long lanh,...
Từ láy vần có âm cuối ng: lang thang, làng nhàng, loáng thoáng, loạng choạng, thoang thoáng, chang chang, sang sáng, trăng trắng, văng vẳng, báng nháng, lõng bõng, lông bông, keng keng, bùng nhùng, lúng túng, lủng củng...
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK