TIẾT 1
1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Học sinh ôn luyện theo sự hướng dẫn của thầy cô giáo.
2. Những điều cần nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân
Tên bài | Tác giả | Nội dung chính | Nhân vật |
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu | Tô Hoài | Dế Mèn với tấm lòng nghĩa hiệp thấy chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp đã ra tay bênh vực. | - Dế Mèn - Nhà Trò -Nhện |
Người ăn xin | Tuôc-ghê-nhép | Sự thông cảm sâu sắc giữa một cậu bé qua đường và ông lão ăn xin | - Tôi (chú bé) -Ông lão ăn xin |
3. Trong các bài tập đọc trên các đoạn văn có giọng đọc:
- Thiết tha, trìu mến: Đoạn cuối truyện Người ăn xin:
Từ Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia... đến Khi ấy tôi chợt hiểu rằng: Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
- Thảm thiết: Đoạn Nhà Trò (truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yểu phần 1) bày tỏ nỗi khổ của mình.
Từ Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện... đến ...Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.
- Mạnh mẽ, răn đe: Đoạn Dế Mèn đe dọa bọn nhện, bênh vực Nhà Trò (truyện Dể Mèn bênh vực kẻ yếu phần 2)
Từ Tôi thét: - Các người có của ăn của để, béo múp béo míp... đến Có phá hết các vòng vây đi không?
TIẾT 2
1. Nghe viết: Lời hứa
2. Trả lời câu hỏi
a) Em bé được giao nhiệm vụ gác kho đạn trong trò chơi đánh trận giả.
b) Em không về vì đã hứa khi chưa có người đến thay là không bỏ vị trí gác.
c) Các dấu ngoặc kép trong bài có tác dụng báo trước bộ phận sau nó là lời nói của bạn em bé hay của em bé.
d) Không được. Trong mẩu chuyện trên có 2 cuộc đối thoại:
1) Giữa em bé với người khách trong công viên.
2) Giữa em bé và các bạn chơi.
Những lời đối thoại giữa em bé và các bạn chơi là do em này thuật lại cho người khách nghe vì vậy phải được đặt trong dấu ngoặc kép để phân biệt với những lời đôi thoại của em bé với người khách vốn đã được đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng.
3. Bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng
Các loại tên riêng | Quy tắc viết | Ví dụ |
1. Tên người tên địa lí Việt Nam | Viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó | Hồ Chí Minh , Nghệ An |
2. Tên người tên địa lí nước ngoài | Viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng tạo thành tên đó. Nếu bộ phần tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối. Những tên riêng được phiên âm theo Hán Việt , viết như cách viết tên riêng Việt Nam | Lu-i-pa-xtơ Xanh pê-té-bua Lý Bạch Ba lê |
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK