Vật lý 7 Bài 8: Gương cầu lõm

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

2.1. Ảnh tạo bởi gương cầu lõm.

  • Nhận biết: 

    • Gương cầu lõm là gương có mặt phản xạ là mặt trong của một phần hình cầu. 

  • Thí nghiệm 1: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm

  • Bố trí thí nghiệm như hình vẽ. Hãy quan sát ảnh của cây nến tạo bởi gương cầu lõm.

  • Đặt cây nến sát gương rồi di chuyển từ từ ra xa gương, cho đến khi không nhìn thấy ảnh đó nữa

  • Nhận xét: Ảnh của cây nến quan sát được trong gương cầu lõm ở thí nghiệm trên là ảnh ảo, lớn hơn cây nến

  • Kết luận: 

    • Ảnh nhìn thấy được là ảnh ảo, không hứng được trên màn, lớn hơn vật.

  • Thí nghiệm 2: So sánh ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm với ảnh của cùng vật đó tạo bởi gương phẳng.

                

Gương phẳng                                      Gương cầu lõm

  • Kết luận: 

    • Ảnh quan sát được ở gương cầu lõm lơn hơn ảnh quan sát được ở gương phẳng (khi vật đạt sát gương)

  • Thí nghiệm 3: Quan sát ảnh của cây nến tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm

                         

Gương phẳng                                Gương cầu lồi                               Gương cầu lõm

  • Giống nhau: Là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn

  • Khác nhau:

    • Ảnh tạo bởi gương phẳng lớn bằng vật

    • Ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật

    • Ảnh tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật

  • Nhận xét: Ảnh tạo bởi gương cầu lồi

2.2. Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm

2.2.1. Đối với chùm tia song song

  •  Chiếu một chùm tia sáng song song lên một gương cầu lõm ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương.

2.2.2. Đối với chùm sáng phân kì

  • Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp, có thể cho một chùm tia phản xạ song song.           

  • Kết luận: Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.

Bài 1:

Chuyện cũ kể lại rằng : Ngày xưa, nhà bác học Ác-si-mét đã dùng những gương phẳng nhỏ sắp xếp thành hình một gương cầu lõm lớn tập trung ánh sáng Mặt Trời để đốt cháy chiến thuyền quân giặc. Ác-si-mét đã dựa vào tính chất nào của gương cầu lõm? Hãy vẽ sơ đồ bố trí một thí nghiệm để thực hiện ý tưởng nói trên của Ác-si-mét bằng những gương phẳng nhỏ.

Hướng dẫn giải:

  • Xếp các gương phẳng nhỏ theo hình một chỏm cầu, mặt phản xạ tạo thành mặt lõm của gương cầu. 

  • Hướng gương cầu lõm này về phía Mặt Trời. Điều chỉnh cho chỗ ánh sáng hội tụ đúng vào thuyền giặc.

Bài 2:

Tìm trong nhà một đồ dùng có tác dụng tương tự như một gương cầu lõm. Đặt một vật ở vị trí thích hợp trước gương cầu lõm đó để nhìn thấy ảnh ảo của vật, di chuyển vật lại gần mặt gương, độ lớn của ảnh thay đổi như thế nào ?

Hướng dẫn giải:

  • Chảo nhôm bóng,lấy phần trong dùng làm gương cầu lõm,khi ta đưa vật lại gần gương thì độ lớn của ảnh sẽ giảm đi,độ lớn của ảnh phải tối thiểu bằng vật khi vật đặt sát mặt gương cầu lõm.

Bài 3:

Hãy dùng lập luận để chứng tỏ rằng ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi luôn luôn bé hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương cầu lõm.

Hướng dẫn giải:

Ta có:

  • Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi luôn bé hơn ảnh ảo tạo bởi gương phẳng.(1)

  • Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng lại bé hơn ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm(2)

Từ (1) và (2) suy ra ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi luôn bé hơn ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm.

4. Luyện tập Bài 8 Vật lý 7

Qua bài giảng Gương cầu lõm này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

  • Nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm.

  • Nêu được tác dụng của gương cầu lõm trong cuộc sống và trong kỹ thuật.

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 8 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 5- Câu 12: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao về Gương cầu lõm

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 7 Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập C4 trang 23 SGK Vật lý 7

Bài tập C5 trang 23 SGK Vật lý 7

Bài tập C6 trang 23 SGK Vật lý 7

Bài tập C7 trang 23 SGK Vật lý 7

Bài tập 8.1 trang 21 SBT Vật lý 7

Bài tập 8.2 trang 21 SBT Vật lý 7

Bài tập 8.3 trang 21 SBT Vật lý 7

Bài tập 8.4 trang 21 SBT Vật lý 7

Bài tập 8.5 trang 21 SBT Vật lý 7

Bài tập 8.6 trang 21 SBT Vật lý 7

Bài tập 8.7 trang 22 SBT Vật lý 7

Bài tập 8.8 trang 22 SBT Vật lý 7

5. Hỏi đáp Bài 8 Chương 1 Vật lý 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK