Thí nghiệm: Kiểm tra xem ảnh tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không
Dự đoán: Không hứng được ảnh trên màn chắn
Kết quả: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.
Kết luận: Độ lớn ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.
Dự đoán : Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.
Kết luận: Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng bằng nhau.
Vẽ ảnh S’ dựa vào tính chất của ảnh qua gương phẳng (ảnh đối xứng vật qua gương)
Vẽ hai tia phản xạ IR và KM theo định luật phản xạ ánh sáng.
Kéo dài 2 tia phản xạ gặp nhau tại S’.
Nhận xét:
Mắt đặt trong khoảng IR và KM sẽ thấy S’ .
Mắt ta nhìn thấy S’ vì các tia phản xạ lọt vào mắt ta coi như đi thẳng từ S’ đến mắt.
Không hứng được S’ trên màn vì chỉ có đường kéo dài của các tia phản xạ gặp nhau ở S’ chứ không có ánh sáng thật đến S’
Kết luận :
Ta nhìn thấy ảnh ảo S' vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S'
Ảnh của một vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.
Từ một điểm sáng S (nguồn sáng nhỏ) đặt trước gương phẳng và hai tia sáng xuất phát từ S tới gương.
a) Hãy vẽ ảnh S' của S tạo bởi gương phẳng bằng cách vận dụng tính chất của ảnh.
b) Từ đó vẽ tia phản xạ ứng với hai tia tới SI và SK.
c) Đánh dấu một vị trí đặt mắt để nhìn thấy ảnh S'
d) Giải thích tại sao ta nhìn thấy ảnh S' mà không hứng được ảnh đó trên màn chắn.
a. Từ S vẽ đường thẳng vuông góc với gương sao cho SH = HS’
b. Vẽ tia phản xạ ứng với hai tia SI và SK.
c. Đánh dấu vị trí đặt mắt để nhìn thấy ảnh S'
d. Ta có:
S’ được tạo bởi đường kéo dài của hai tia phản xạ và truyền đến mắt nên ta nhìn thấy
Vậy, đây là ảnh ảo nên không hứng được trên màn
Tại sao bóng của tháp Rùa lại bị lộn ngược như hình vẽ?
Mặt nước Hồ Gươm yên lặng xem như gương phẳng. Bóng của tháp chính là ảnh tạo bởi gương phẳng.
Vì chân tháp ở sát đất, đỉnh tháp ở xa đất nên ảnh của đỉnh tháp cũng ở xa đất và ở phía bên gương phẳng tức là dưới mặt nước.
Qua bài giảng Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
Nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
Dựng được ảnh của một vật qua gương phẳng.
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Ảnh ảo là gì ?
Câu 5- Câu 11: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 7 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 5.1 trang 15 SBT Vật lý 7
Bài tập 5.2 trang 15 SBT Vật lý 7
Bài tập 5.3 trang 15 SBT Vật lý 7
Bài tập 5.4 trang 15 SBT Vật lý 7
Bài tập 5.5 trang 16 SBT Vật lý 7
Bài tập 5.6 trang 16 SBT Vật lý 7
Bài tập 5.7 trang 16 SBT Vật lý 7
Bài tập 5.8 trang 16 SBT Vật lý 7
Bài tập 5.9 trang 16 SBT Vật lý 7
Bài tập 5.10 trang 16 SBT Vật lý 7
Bài tập 5.11 trang 17 SBT Vật lý 7
Bài tập 5.12 trang 17 SBT Vật lý 7
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK