Sắp xếp lại trật tự các tranh dưới đây theo đúng diễn biến trong câu chuyện Chiếc rễ đa tròn :
Gợi ý:
Thứ tự đúng : 3 – 1 – 2
Kể lại từng đoạn của câu chuyện :
Gợi ý:
- Đoạn 1 : Khi đi dạo trong vườn, đến gần cây đa, Bác chợt nhìn thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Bác bảo chú cần vụ cuốn chiếc rễ và đem trồng xuống đất.
- Đoạn 2 : Thấy chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ, Bác hướng dẫn chú cuộn chiếc rễ đa thành hình tròn rồi cột chặt vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.
- Đoạn 3 : Chiếc rễ đa lớn thành một cây đa có vòng lá tròn, cong cong như chiếc cổng chào. Các em nhỏ rất thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Quả là Bác rất yêu thương và luôn nghĩ đến các cháu thiếu nhi.
Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Gợi ý:
Buổi sáng hôm ấy, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt nhìn thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Bác đứng tần ngần một lúc rồi quay sang bảo chú cần vệ : “Chú hãy cuốn chiếc rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!". Hiểu ý Bác, chú vội lấy chiếc cuốc nhỏ, xới đất cho tơi rồi vùi chiếc rễ đa xuống.
Thấy chú làm vây, Bác hướng dẫn chú cuộn chiếc rễ đa thành hình tròn rồi cột chặt vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.
Nhiều năm sau, chiếc rễ đã thành cây đa con có vòng lá tròn, cong cong như chiếc cổng chào. Vào thăm vườn Bác, các em thiếu nhi rất thích trò chơi chui qua chui lại vòng lá ấy. Quả là Bác rất yêu thương và luôn nghĩ đến các cháu nhi đồng. Cũng vì thế mà các cháu vô cùng quý mến và kính phục Bác.
Thông qua bài học Kể chuyện: Chiếc rễ đa tròn giúp các em rèn luyện những kĩ năng và nắm được những kiến thức cơ bản như sau:
- Kĩ năng:
+ Rèn kỹ năng nói.
+ Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ học sinh kể lại được câu chuyện đã nghe, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
- Rèn kỹ năng nghe.
+ Có khả năng tập trung nghe giáo viên kể chuyện, nhớ chuyện.
+ Chăm chú theo dõi bạn kể.
- Nhận xét, đánh giá đúng lời bạn kể
- Kiến thức
+ Hiểu nội dung truyện.
+ Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
+ Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài học Chính tả Nghe - viết: Việt Nam có Bác để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm thứ hai ở cấp tiểu học, vừa trải qua năm đầu tiên đến trường, có những người bạn đã thân quen. Học tập vui vẻ, sáng tạo
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK