- Cách đọc:
+ Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
+ Đọc đúng các từ, tiếng khó.
+ Đọc trôi chảy và bước đầu biết đọc bài với giọng chậm rãi.
- Nghĩa các từ khó:
+ Chật ních : rất chật, tưởng như không thể chứa thêm được nữa.
+ Háo hức : vui và nóng lòng chờ đợi.
+ Phát thanh viên : người chuyên đọc tin trên đài phát thanh, truyền hình.
+ Bình phẩm : phát biểu ý kiến khen, chê người, vật hoặc việc.
Câu 1. (trang 103 SGK Tiếng Việt 2)
Chú La mời mọi người đến nhà mình làm gì ?
- Chú La mời mọi người đến nhà mình xem ti vi, trên đó có đưa tin về xã nhà.
Câu 2. (trang 103 SGK Tiếng Việt 2)
Tối hôm ấy, mọi người xem được những gì trên ti vi?
- Tối hôm ấy, mọi người xem được cảnh xã nhà tổ chức lễ kỉ niệm sinh nhật Bác và phát động trồng 1000 gốc thông phủ kín đồi trọc, thấy núi Hồng và chú La.
Câu 3. (trang 103 SGK Tiếng Việt 2)
Em thích những chương trình gì trên ti vi hằng ngày ?
- Các chương trình dành cho thiếu nhi như : Thế giới động vật, Đồ rê mí, Vườn cổ tích, Một vạn câu hỏi vì sao…
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài Tập đọc.
+ Nắm được nghĩa các từ khó trong bài.
+ Hiểu nội dung bài tập đọc đó là sự vui mừng, háo hức của mọi người khi lần đầu được xem ti vi.
+ Các em có thể tham khảo thêm bài học Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về Bác Hồ để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm thứ hai ở cấp tiểu học, vừa trải qua năm đầu tiên đến trường, có những người bạn đã thân quen. Học tập vui vẻ, sáng tạo
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK