Câu hỏi: Nghe – viết: Tiếng chổi tre (từ Những đêm đông … đến hết):
Những đêm đông
Khi cơn giông
Vừa tắt
Tôi đứng trông
Trên đường lặng ngắt
Chị lao công
Như sắt
Như đồng
Chị lao công
Đêm đông
Quét rác...
Nhớ em nghe
Tiếng chổi tre
Chị quét
Những đêm hè
Đêm đông gió rét
Tiếng chổi tre
Sớm tối
Đi về
Giữ sạch lề
Đẹp lối
Em nghe!
- Những chữ nào trong bài chỉnh tả phải viết hoa?
- Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở?
Gợi ý:
- Những chữ đứng đầu câu thơ phải viết hoa.
- Nên viết mỗi dòng thơ từ ô thứ 3 trong vở.
Câu hỏi: Điền vào chỗ trống:
a. l hay n?
Một cây ...àm chẳng ...ên ...on
Ba chây chụm lại ...ên hòn ...úi cao.
Tục ngữ
Nhiễu điều phủ ...ấy giá gương
Người trong một ...ước phải thương nhau cùng.
Tục ngữ
b. it hay ich?
Vườn nhà em trồng toàn m.... Mùa trái chín, m... lúc lỉu trên cây như đàn lợn con. Những chú chim ch... tinh ngh... nhảy lích r... trong kẽ lá. Chị em tíu t... ra vườn. Ngồi ăn những múi m... đọng mật dưới gốc cây thật là th....
Gợi ý:
a. l hay n:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Tục ngữ
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Tục ngữ
b. it hay ich:
Vườn nhà em trồng toàn mít. Mùa trái chín, mít lúc lỉu trên cây như đàn lợn con. Những chú chim chích tinh nghịch nhảy lích rích trong kẽ lá. Chị em tíu tít ra vườn. Ngồi ăn những múi mít đọng mật dưới gốc cây thật là thích.
Câu hỏi: Thi tìm nhanh các từ ngữ chứa tiếng:
a. Chỉ khác nhau ở âm đầu l hoặc n.
b. Chỉ khác nhau ở vần it hoặc ich.
Gợi ý:
a. Chỉ khác nhau ở âm đầu l hoặc n: nối tiếp - lối xóm, mười năm - mười lăm, nắm tay - lắm việc, lấm lét - cây nấm, xét nét - lấm lét, la hét - quả na, lô hàng - nô nức...
b. Chỉ khác nhau ở vần it hoặc ich: con nít - chật ních, rối rít - rúc rích, tắc tịt - tịch thu, tít mít - tích cóp,…
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Viết đúng chính tả một số từ cần thiết: tên riêng, các từ khó.
+ Phân biệt được l hay n, it hay ich.
- Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập làm văn: Đáp lại lời từ chối. Đọc sổ liên lạc để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm thứ hai ở cấp tiểu học, vừa trải qua năm đầu tiên đến trường, có những người bạn đã thân quen. Học tập vui vẻ, sáng tạo
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK