Câu hỏi: Tập chép:
Chuyện quả bầu
Từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra. Người Khơ-mú nhanh nhảu ra trước. Tiếp đến, người Thái, người Tày, người Nùng, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh,… lần lượt ra theo. Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay.
- Tìm các tên riêng trong bài chính tả. Các tên riêng ấy được viết như thế nào?
Gợi ý:
- Các tên riêng trong bài chính tả là: Khơ-mú, Thái, Tày, Nùng, Mường, Dao, Hmông, Ê-đê, Ba-na, Kinh.
- Các tên riêng ấy viết hoa chữ đầu tiên.
Câu hỏi: Điền vào chỗ trống:
a. l hay n?
Bác lái đò
Bác làm nghề chở đò đã năm năm ...ay. Với chiếc thuyền ...an ...ênh đênh mặt nước, ngày ...ày qua tháng khác, bác chăm ...o đưa khách qua ...ại trên sông.
b. v hay d?
Đi đâu mà ...ội mà ...àng
Mà ...ấp phải đá mà quàng phải ...ây
Thong thả như chúng em đây
Chẳng đá nào ...ấp, chẳng ...ây nào quàng.
Ca dao
Gợi ý:
a. l hay n:
Bác lái đò
Bác làm nghề chở đò đã năm năm nay. Với chiếc thuyền nan lênh đênh mặt nước, ngày này qua tháng khác, bác chăm lo đưa khách qua lại trên sông.
b. v hay d:
Đi đâu mà vội mà vàng
Mà vấp phải đá mà quàng phải dây
Thong thả như chúng em đây
Chẳng đá nào vấp, chẳng dây nào quàng.
Ca dao
Câu hỏi: Tìm các từ:
a. Chứa tiếng bắt đầu bằng n hay l, có nghĩa như sau:
- Vật dùng để nấu cơm.
- Đi qua chỗ có nước.
- Sai sót, khuyết điểm.
b. Chứa tiếng bắt đầu bằng v hay d, có nghĩa như sau:
- Ngược với buồn.
- Mềm nhưng bền, khó làm đứt.
- Bộ phận cơ thể nối tay với thân mình.
Gợi ý:
a. Chứa tiếng bắt đầu bằng n hay l, có nghĩa như sau:
- Vật dùng để nấu cơm: nồi.
- Đi qua chỗ có nước: lội.
- Sai sót, khuyết điểm: lỗi.
b. Chứa tiếng bắt đầu bằng v hay d, có nghĩa như sau:
- Ngược với buồn: vui.
- Mềm nhưng bền, khó làm đứt: dai.
- Bộ phận cơ thể nối tay với thân mình: vai.
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Rèn luyện kĩ năng Tập chép một văn bản tốt.
+ Trau dồi thêm vốn từ phong phú.
- Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập đọc: Quyển sổ liên lạc để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm thứ hai ở cấp tiểu học, vừa trải qua năm đầu tiên đến trường, có những người bạn đã thân quen. Học tập vui vẻ, sáng tạo
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK