- Cách đọc:
+ Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
+ Đọc đúng các kiểu câu.
- Nghĩa các từ khó:
+ Nhắn tin: thông báo cho người khác biết về một sự vật, sự việc nào đó.
+ Đánh dấu: tô đậm, làm dấu một sự vật, sự việc nào đó.
Câu 1. (trang 115) Những ai nhắn tin cho Linh? Nhắn bằng cách nào?
- Chị Nga và Hà nhắn tin cho Linh. Nhắn bằng cách viết vào một tờ giấy.
Câu 2. (trang 115) Vì sao chị Nga và Hà phải nhắn tin cho Linh bằng cách ấy?
- Chị Nga và Hà phải nhắn tin cho Linh vì: khi chị Nga đi, Linh vẫn chưa ngủ dậy. Khi Hà tới nhà thì Linh đi vắng.
Câu 3. (trang 115) Chị Nga nhắn Linh những gì?
- Chị Nga nhắn: quà sáng chị để trong lồng bàn, nhắc Linh nhiệm vụ cần làm: quét nhà, học thuộc hai khổ thơ, làm ba bài tập toán.
Câu 4. (trang 115) Hà nhắn Linh những gì?
- Hà nhắn: Hà đến chơi và mang bộ que chuyền cho Linh nhưng bạn không có nhà, Hà dặn Linh mai mang cho mượn quyển bài hát.
Câu 5. (trang 115) Tập viết nhắn tin: Bố mẹ đi làm. Chị đi chợ chưa về. Em sắp đi học. Hãy viết mấy dòng nhắn lại cho chị biết : em cho cô Phúc mượn xe đạp.
Chị Lan ơi,
Hôm nay bố mẹ đi làm, chị đi chợ chưa về. Em sắp đi học. Em cho cô Phúc mượn xe đạp rồi chị nhé.
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Biết cách viết được một văn bản "Nhắn tin".
+ Nắm được nghĩa các từ khó trong văn bản "Nhắn tin.
- Các em có thể tham khảo thêm bài học Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về tình cảm gia đình để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm thứ hai ở cấp tiểu học, vừa trải qua năm đầu tiên đến trường, có những người bạn đã thân quen. Học tập vui vẻ, sáng tạo
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK