Câu hỏi: Nghe - viết: Câu chuyện bó đũa (từ Người cha liền bảo … đến hết):
Người cha liền bảo: Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
- Tìm lời của người cha trong bài chính tả.
- Lời của người cha được ghi sau những dấu câu gì?
Gợi ý:
- Lời của người cha: Đúng. Như thế các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
- Lời của người cha được ghi sau dấu hai chấm và dấu gạch ngang đầu dòng.
Câu hỏi: Điền vào chỗ trống:
a. l hay n?
...ên bảng, ...ên người, ấm ...o, ...o lắng
b. i hay iê?
mải m...t, hiểu b...t, ch...m sẻ, đ...m 10
c. ăt hay ăc?
chuột nh..., nh... nhở, đ... tên, thắc m...
Gợi ý:
a. lên bảng, nên người, ấm no, lo lắng.
b. mải miết, hiểu biết, chim sẻ, điểm 10.
c. chuột nhắt, nhắc nhở, đặt tên, thắc mắc.
Câu hỏi: Tìm các từ:
a. Chứa tiếng có âm l hay âm n:
- Chỉ người sinh ra bố: ông bà ...
- Trái nghĩa với nóng: ...
- Cùng nghĩa với không quen: ...
b. Chứa tiếng có vần in hay vần iên:
- Trái nghĩa với dữ: ...
- Chỉ người tốt có phép lạ trong truyện cổ tích: ...
- Có nghĩa là (quả, thức ăn) đến độ ăn được: ...
c. Chứa tiếng có vần ăt hay vần ăc:
- Có nghĩa là cầm tay đưa đi: ...
- Chỉ hướng ngược với hướng nam: ...
- Có nghĩa là dùng dao hoặc kéo làm đứt một vật: ...
Gợi ý:
a. Chứa tiếng có âm l hay âm n:
- Chỉ người sinh ra bố: ông bà nội.
- Trái nghĩa với nóng: lạnh.
- Cùng nghĩa với không quen: lạ.
b. Chứa tiếng có vần in hay vần iên:
- Trái nghĩa với dữ: hiền.
- Chỉ người tốt có phép lạ trong truyện cổ tích: tiên.
- Có nghĩa là (quả, thức ăn) đến độ ăn được: chín.
c. Chứa tiếng có vần ăt hay vần ăc:
- Có nghĩa là cầm tay đưa đi: dắt.
- Chỉ hướng ngược với hướng nam: bắc.
- Có nghĩa là dùng dao hoặc kéo làm đứt một vật: cắt.
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Viết đúng chính tả.
+ Phân biệt được âm và vần trong các tiếng.
- Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập đọc: Nhắn tin để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm thứ hai ở cấp tiểu học, vừa trải qua năm đầu tiên đến trường, có những người bạn đã thân quen. Học tập vui vẻ, sáng tạo
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK