Toán 9 Bài 5: Công thức nghiệm thu gọn

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Công thức nghiệm thu gọn

Đối với phương trình bậc hai \(ax^2+bx+c=0(a\neq 0)\), trong nhiều trường hợp nếu đặt \(b=2b' (b\vdots 2)\) thì liệu việc tính toán có đơn giản hơn?

\(b=2b' \Rightarrow \Delta =(2b')^2-4ac=4b'^2-4ac=4(b'^2-ac)\)

Ta có: \(\Delta '=b'^2-ac\)

Từ đó, ta đi đến các kết luận sau đây:

Với các phương trình bậc hai \(ax^2+bx+c=0(a\neq 0)\) và \(b=2b'\), \(\Delta '=b'^2-ac\) thì:

Nếu \(\Delta '>0\) thì phương trình có hai nghiệm phân biệt

\(x_{1}=\frac{-b'+\sqrt{\Delta '}}{a}; x_{2}=\frac{-b'-\sqrt{\Delta '}}{a}\)

Nếu \(\Delta '=0\) thì phương trình có nghiệm kép \(x=\frac{-b'}{a}\)

Nếu \(\Delta '<0\) thì phương trình vô nghiệm.

1.2. Áp dụng

Chúng ta sẽ cùng đi vài ví dụ sau:

Ví dụ 1:

Giải phương trình bằng công thức nghiệm thu gọn: \(3x^2+10x+5=0\)

Giải: \(\Delta '=5^2-5.3=10>0\Rightarrow \sqrt{\Delta '}=\sqrt{10}\)

Vậy \(x_{1}=\frac{-5+\sqrt{10}}{3}; x_{2}=\frac{-5-\sqrt{10}}{3}\)

Ví dụ 2: 

Giải phương trình bằng công thức nghiệm thu gọn: \(5x^2-6\sqrt{2}x+1=0\)

Giải: \(\Delta '=(3\sqrt{2})^2-5.1=13>0\Rightarrow \sqrt{\Delta '}=13\)

Vậy \(x_{1}=\frac{3\sqrt{2}+\sqrt{13}}{5}; x_{2}=\frac{3\sqrt{2}-\sqrt{13}}{5}\)

2.1. Bài tập cơ bản

Bài 1: Giải phương trình bằng công thức rút gọn sau:

\(x^2+6x-11=0\) ; \(x^2-4\sqrt{2}x-7=0\)

Hướng dẫn: \(x^2+6x-11=0\)

\(\Delta '=3^2-1.(-11)=20>0\Rightarrow \sqrt{\Delta '}=2\sqrt{5}\)

\(x_{1}=-3+2\sqrt{5}; x_{2}=-3-2\sqrt{5}\)

Tương tự đối với phương trình: \(x^2-4\sqrt{2}x-7=0\)

\(\Delta '=(-2\sqrt{2})^2-1.(-7)=15>0\Rightarrow \sqrt{\Delta '}=\sqrt{15}\)

\(x_{1}=2\sqrt{2}+\sqrt{15}; x_{2}=2\sqrt{2}-\sqrt{15}\)

Bài 2: Giải phương trình bằng công thức thu gọn sau:

\(3x^2+18x+29=0\) ; \(x^2-16x+64=0\)

Hướng dẫn: \(3x^2+18x+29=0\)

\(\Delta '=9^2-29.3=81-87=-6<0\) 

Vậy phương trình trên vô nghiệm.

\(x^2-16x+64=0\)

\(\Delta '=(-8)^2-64.1=0\)

Vậy phương trình có nghiệm kép \(x=-\frac{-8}{1}=8\)

Bài 3: Không giải phương trình, hãy xác định xem phương trình có bao nhiêu nghiệm?

\(x^2+6x-11=0\) ; \(x^2+7x+18=0\)

Hướng dẫn: \(x^2+6x-11=0\)

Ta nhận thấy rằng hệ số a và c trái dấu nhau nên "theo bài trước", ta có phương trình trên luôn có 2 nghiệm phân biệt.

\(x^2+7x+18=0\)

\(\Delta =7^2-4.18.1=49-72=-23<0\)

Vậy phương trình trên vô nghiệm.

2.2. Bài tập nâng cao

Bài 1: Tìm giá trị của tham số m để phương trình \(x^2+2mx-m+4=0\) có nghiệm.

Hướng dẫn: Ta tính biệt thức \(\Delta '\) của phương trình trên:

\(\Delta '=m^2-m+4\)

Để phương trình trên có nghiệm thì \(\Delta '\geq 0\Leftrightarrow m^2-m+4=m^2-2.\frac{1}{2}m+\frac{1}{4}+3,75> 0\forall m\epsilon \mathbb{R}\)

Vậy, phương trình trên luôn có 2 nghiệm phân biệt.

Bài 2: Tìm giá trị của tham số m để phương trình \(x^{2}-mx+m-1=0\) có đúng 1 nghiệm duy nhất

Hướng dẫn: Ta tính biệt thức \(\Delta\) của phương trình trên:

\(\Delta =(-m)^2-4m+4=m^2-4m+4=(m-2)^2\)

Để phương trình có nghiệm duy nhất \(\Leftrightarrow \Delta =0\Leftrightarrow m=2\)

Vậy với \(m=2\) thì phương trình trên có nghiệm duy nhất.

3. Luyện tập Bài 5 Chương 4 Đại số 9

Qua bài giảng Công thức nghiệm của phương trình bậc hai này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như : 

  • Nắm vững công thức nghiệm thu gọn của phương trình bậc hai

3.1 Trắc nghiệm về Công thức nghiệm thu gọn

Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 9 Bài 5 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2 Bài tập SGK về Công thức nghiệm thu gọn

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 9 Bài 5 sẽ giúp các em nắm được các phương pháp giải bài tập từ SGK Toán 9 tập 2

Bài tập 17 trang 49 SGK Toán 9 Tập 2

Bài tập 18 trang 49 SGK Toán 9 Tập 2

Bài tập 19 trang 49 SGK Toán 9 Tập 2

Bài tập 20 trang 49 SGK Toán 9 Tập 2

Bài tập 21 trang 49 SGK Toán 9 Tập 2

Bài tập 22 trang 49 SGK Toán 9 Tập 2

Bài tập 23 trang 50 SGK Toán 9 Tập 2

Bài tập 24 trang 50 SGK Toán 9 Tập 2

4. Hỏi đáp Bài 5 Chương 4 Đại số 9

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán HOCTAP247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Bạn có biết?

Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK