Đề bài: Phân tích nhân vật Thị Nở
Chí Phèo là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nam Cao khi viết về đề tài người nông dân. Bên cạnh nhân vật chính Chí Phèo để lại những dấu ấn khó phai trong lòng người đọc, thì ta cũng không thể quên được một Thị Nở xấu ma chê quỷ hờn, nhưng lại có tâm lòng thương người sâu sắc. Nhân vật là một nét mới, làm sâu sắc thêm chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
Thị Nở được miêu tả bằng biện pháp cực tả, được Nam Cao nhận xét là xấu ma chê quỷ hờn: Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi: có lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt nở như rạn ra. Ðã thế thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm một lần, cũng may quết trầu sánh lại, che được cái màu thịt trâu xám ngoách. Ðã thế những cái răng rất to lại chìa ra: ý hẳn chúng nghĩ sự cân đối chữa được một vài phần cho sự xấu. Cái xấu của Thị Nở đã đạt điển hình, có thể coi như một mẫu mực về cái xấu, trong cuộc sống này có lẽ ít ai lại có thể xấu đến như vậy. Chính bởi vẻ ngoài quá xấu xí, tính tình lại dởi hơi, sống trong gia đình là mả hủi nên Thị Nở không có cơ hội để tìm kiến hạnh phúc cho riêng mình. Bản thân Thị Nở cũng là một số phận bất hạnh. Vẻ đẹp của Thị Nở có thể không được phô bày ra bên ngoài, dễ dàng, rõ thấy mà nó là vẻ đẹp ẩn chìm, khuất lấp bên trong, đó là vẻ đẹp của nhân cách, của lòng yêu thương con người.
Thị Nở và Chí Phèo gặp nhau ở bờ sông, khi thị Nở nằm cạnh gốc chuối ngủ, còn Chí uống rượu say ở nhà Tự Lãng trở về ra bờ sông tắm. Sự gặp gỡ của họ thật tình cờ. Nhưng sự gặp gỡ đó mở ra cơ hội hạnh phúc cho cả hai người, đặc biệt là với Thị Nở. Sau đêm đó, Thị Nở dìu Chí Phèo về lều do hắn bị cảm, trước khi về Thị Nở không quên đắp manh chiếu cho Chí khỏi lạnh. Cử chỉ nhỏ bé nhưng cho thấy tình yêu thương, sự quan tâm của Thị với Chí. Thị trở về nhà vẫn luôn quan tâm lo lắng và có trách nhiệm với Chí : “Mình mà bỏ hắn lúc này thì cũng bạc. Dẫu sao cũng đã ăn nằm với nhau! Ăn nằm với nhau như vợ chồng…. Đêm qua thổ trận ấy thật là phải biết. Cứ gọi hôm nay nhọc đừ. Phải cho hắn ăn tí gì mới được. Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành. Ra được mồ hôi thì là nhẹ nhõm người ngay đó mà…”. Ý thức được trách nhiệm của bản thân với Chí, sáng hôm sau Thị Nở nấu cháo và mang sang tận nợi, cử chỉ của Thị nở thấm đẫm tình yêu thương, Thị giục Chí ăn nhanh, trong giọng nói không chỉ là sự quan tâm, lo lắng mà còn đầy tình tứ. Nụ cười của Thị với những người xung quanh thật xấu xí và vô duyên, nhưng với Chí thì Trông thị thế mà có duyên. Tình yêu làm cho có duyên. Dưới con mắt tình nhân mọi thứ đều trở nên đẹp đẽ hơn, và cũng nhờ sự quan tâm của Thị Nở trong Chí dần dần phần người, phần nhân tính đã trở lại.
Với nhân vật Thị Nở ta không thể quên chi tiết bao cháo hành. Đó không chỉ đơn thuần là bát cháo giúp Chí giải cảm mà đó còn là bát cháo của tình thương, trách nhiệm và bát cháo của sự hồi sinh nhân tính. Bát cháo đã làm Chí vô cùng ngạc nhiên, hết ngạc nhiên hắn thấy mắt mình ươn ướt, vì đây là lần đầu tiên hắn nhận được sự quan tâm từ một người đàn bà, và đây cũng là lần đâu hắn biết cháo hành ngon đến vậy. Bởi có ai nấu cho mà ăn đâu ? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa ! Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay « đàn bà ».
Không chỉ vậy, Thị Nở còn là người biết khao khát hạnh phúc. Sau đêm ăn nằm với Chí Phèo, Thị Nở về nhà và lăn lộn không ngủ được, nghĩ đến những chuyện đã qua, nghĩ đến hai chữ “vợ chồng” và thức dậy cho mình bản năng, khát vọng hạnh phúc đã ấp ủ từ lâu. Trước lời đề nghị về sống chung với Chí, Thị Nở đã sẵn sàng vượt qua định kiến, sang ở với Chí năm ngày. Đó là những ngày tháng đẹp đẽ và hạnh phúc nhất của Thị. Sau năm ngày chẵn, Thị chợt nhớ ra mình còn có bà cô và Thị trở về nhà hỏi ý kiến của bà cô để hợp thức hóa quan hệ với Chí Phèo, để cũng được hưởng hạnh phúc bình dị như biết bao người phụ nữ khác. Nhưng trước lời đay nghiến, chỉ trích của bà cô: Đã nhịn được đến bằng này tuổi thì nhịn hắn : ai lại đi lấy thằng Chí Phèo. Mọi cơ hội hạnh phúc bị dập tắt, tính Thị lại dở hơi nên đem bao nhiêu bực dọc sang đổ lên đầu Chí Phèo và quay trở về không mảy may nghĩ ngợi. Thị là người đã khơi dậy niềm tin vào tương lai, hi vọng cho Chí, nhưng cũng chính lá người đã dập tắt, đã ngăn con đường trở về làm người lương thiện của Chí Phèo. Chi tiết cuối tác phẩm, khi Chí Phèo giết Bá Kiến và tự sát, sau đó Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng mình và thoáng thấy cái lò gạch cũ, như một dự báo về một Chí Phèo con ra đời. Cái kết đầy ám ánh, nó cũng như ngầm dự báo về tương lai mờ mịt của Thị Nở.
Nhân vật Thị Nở chỉ là nhân vật phụ trong tác phẩm, nhưng với nhân vật này Nam Cao cũng bộc lộ niềm thương yêu và cảm thông sâu sắc đến số phận bất hạnh của họ. Nhân vật có ý nghĩa quan trọng đối với việc thể hiện chủ đề tác phẩm và góp phần thúc đẩy câu truyện phát triển.
Bằng những chi tiết nghệ thuật đắc sắc, Nam Cao đã khắc họa thành công nhân vật Thị Nở, cho thấy số phận bất hạnh của người nông dân trước cách mạng. Đồng thời cũng cho thấy vẻ đẹp nhân cách sáng ngời đằng sau lớp vỏ xù xì, xấu xí. Nhân vật đã góp phần hoàn chỉnh chủ đề và thúc đẩy truyện phát triển hợp lí.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK