Chí Phèo là một trong những tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam. Nó phản ánh chân thực số phận bi thảm của người dân nghèo, bị đẩy vào con đường lưu manh hóa. Họ bị tha hóa về nhân hình đến nhân tính, muốn làm người lương thiện cũng không thể. Những nội dung đó được phản ánh chân thực trong tác phẩm, nhưng để hiểu một cách rõ ràng và cụ thể nhất, người đọc cần tìm hiểu qua hoàn cảnh sáng tác Chí Phèo. Hãy cùng CungHocVui tìm hiểu nhé.
Nhà văn Nam Cao
Nam Cao (1917 - 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Ông sinh ra trong một gia đình trung nông, đông con tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
Thiếu thời, Nam Cao đã phải trải qua những ngày chật vật vì miếng cơm manh áo. Có lẽ vì vậy mà tác phẩm của ông có nhiều hình tượng nhân vật trí thức tiểu tư sản nghèo.
Xem thêm:
Top 4 mở bài Chí Phèo hay nhất
Nam Cao là một người có đời sống nội tâm phong phú, đa dạng.
Ông là người có tấm lòng nhân hậu, có lòng thương yêu đối với những con người nghèo khổ bị áp bức.
Ông luôn suy tư về bản thân, cuộc sống, đồng loại, từ kinh nghiệm thực tế đưa ra những triết lý sâu sắc về lẽ sống và đưa chúng vào những tác phẩm của mình.
Xem thêm:
Tác phẩm của Nam Cao xoay quanh hai mảng đề tài chính: người trí thức nghèo và người nông dân nghèo.
Nam Cao có tài năng đặc biệt trong việc phân tích và diễn tả tâm lí nhân vật. Giọng điệu thay đổi rất linh hoạt, khi dửng dưng lạnh nhạt đến tàn nhẫn, khi băn khoăn day dứt.
Nam Cao là nhà văn có tâm huyết và tài năng. Ông đã đưa văn học hiện thực phê phán Việt Nam đến trình độ phát triển mới, góp phần hoàn thiện thể truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên con đường hiện đại hoá.
Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
Truyện ngắn Chí Phèo được Nam Cao sáng tác năm 1941. Năm 1946, tác phẩm này được in lại trong tập Luống Cày (Hội Văn hóa Cứu quốc, NXB Hà Nội).
Chí Phèo được tác giả viết nên dựa trên cơ sở người thật việc thật. Đó là làng Đại Hoàng – quê hương của nhà Văn Nam Cao. Dựa trên cơ sở đó, Nam Cao hư cấu, sáng tạo nên câu chuyện về cuộc đời của Chí Phèo, tạo nên một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945.
Cuộc sống con người trong xã hội cũ vô cùng ngột ngạt, tối tăm với nhiều sự áp bức, bóc lột, những bi kịch đau đớn, kinh hoàng... Điều đó đã được nhà văn thể hiện một cách tài hoa trong tác phẩm Chí Phèo.
Dẫu vậy, cảnh ngộ cùng quẫn, bi đát ấy không thể giết chết đi khát vọng sống, khát vọng được làm người lương thiện của người dân lúc bấy giờ.
Xem thêm:
Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo
Phân tích tiếng chửi của Chí Phèo
Tác phẩm ban đầu được Nam Cao đặt tên là Cái lò gạch cũ.Tên gọi này gợi lên một vòng đời lẩn quẩn, số phận bế tắc của người nông dân trước cách mạng Tháng Tám.
Khi in lần đầu năm 1941, nhà xuất bản tự ý đổi tên thành Đôi lứa xứng đôi. Tên gọi này nhấn mạnh vào mối tình Chí Phèo – Thị Nở, không làm rõ được nội dung tác phẩm khiến công chúng tiếp nhận một cách hời hợt.
Năm 1946, khi in lại trong tập Luống Cày, Nam Cao đã đổi tên thành Chí Phèo. Đây là cách đặt tên quen thuộc của tác giả, đồng thời thể hiện đúng chủ đề và ý nghĩa của tác phẩm.
Chúng tôi vừa giới thiệu đến bạn đôi nét về tác phẩm Chí Phèo cũng như hoàn cảnh sáng tác Chí Phèo. Hi vọng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu tác phẩm cũng như gợi lên cảm hứng học tập nghiên cứu.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK